Việc bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè được thực hiện thiết thực, phù hợp với các đối tượng, cập nhật được các thông tin về chính trị - kinh tế - xã hội của Thành phố và quận Thanh Xuân; việc bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè theo tinh thần đổi mới, đúng đối tượng, đúng chuyên môn giảng dạy.
Tham gia hội nghị lần này, đại diện Đảng ủy phường Khương Mai, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hai trường TH&THCS đã được học tập các nội dung do đồng chí Vương Thị Vân Khánh - UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo quận ủy, Giám đốc trung tâm chính trị quận, trình bày gồm: Nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kết quả hội nghị lần thứ 7 (hội nghị giữa nhiệm kỳ) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; tiếp tục học tập chuyên đề toàn khóa, nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2023, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quận Thanh Xuân trong sạch, vững mạnh, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; Đánh giá của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại hội nghị lần thứ 7 (hội nghị giữa nhiệm kỳ) về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng từ đầu nhiệm kỳ đến nay và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XII; dự báo tình hình và một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; Tình hình thế giới và trong nước nổi bật 6 tháng đầu năm 2023; Những vấn đề kinh tế - xã hội Thành phố hà Nội và quận Thanh Xuân và Nghị quyết đại hội, chương trình, kế hoạch hành động của quận ủy...
Việc tổ chức hội nghị nhằm mục đích giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên nắm vững những nội dung cốt lõi, trọng tâm về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vấn đề mới trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình trên thế giới, khu vực và trong nước…để từ đó nâng cao lý luận chính trị, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo, phù hợp vào vị trí hiện đang công tác.
Bên cạnh đó, đồng chí Vân Khánh cũng đã truyền đạt về mục tiêu của chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng… Xây dựng môi trường và nền công nghiệp văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của người Hà Nội thân thiện, hào hoa, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các quận huyện. Để đạt mục tiêu trên, chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp như: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyền truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, chiến lược còn đề cập đến nội dung tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…
Tại buổi tập huấn, bồi dưỡng chính trị hè, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cũng nghe các ý kiến thảo luận của đại diện hai trường nhằm góp phần triển khai các giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và quận Thanh Xuân giai đoạn 2021-2025, hướng tới năm 2030, định hướng phát triển đến năm 2045; phát huy vai trò của văn hóa, văn nghệ trong “soi đường cho quốc dân đi”; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam... Cán bộ, giáo viên cũng chia sẻ ý kiến để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới; xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... tinh thần đó sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Từ đó thúc đẩy hành động chấn hưng văn hóa, trước hết là thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, bền vững nhằm phát triển văn hóa. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế theo quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định.
Đặc biệt, quan tâm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xác định và thực hành hệ giá trị con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp yêu cầu của thời đại mới như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và hội nhập. Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Đề cao giá trị truyền thống của dân tộc, của con người Việt Nam; bồi dưỡng tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại.