1. Sketchnote là gì
Sketchnote là cách ghi chú thông tin bằng cách kết hợp giữa chữ viết và hình vẽ tay đơn giản. Tùy vào sự sáng tạo và khéo tay của mỗi người mà sketchnote sẽ có phong cách riêng gắn với người tạo ra nó. Sketchnote thường tóm tắt thông tin chính, ý tưởng theo cách ngắn gọn dựa trên hình vẽ, bố cục, chữ viết.
Sketchnote được chú ý tại Việt Nam từ năm 2017, được sử dụng rộng rãi và đánh giá là công cụ tư duy hình ảnh thú vị nhất. Nhiều ý kiến cho rằng sketchnote kiểu vẽ vậy có mục đích. Hình ảnh trong sketchnote sẽ đa dạng và sinh động hơn sơ đồ tư duy.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Phần mềm vẽ mindmap free tốt nhất
2. Quy tắc vẽ hình đơn giản trong Sketchnote
2.1. 6 khối hình cơ bản
Chắc hẳn ai mới biết đến sketchnote cũng ngại làm vì bản thân không có khả năng vẽ. Nhưng sự thật thì mọi hình vẽ đều được tạo nên từ những khối hình cơ bản. Bao gồm
- Dấu chấm
- Đường cong
- Đường thẳng
- Đường tròn
- Hình vuông
- Hình tam giác
Từ những khối hình đơn giản như vậy bạn có thể vẽ mọi thứ. Đặc biệt sketchnote là của bạn. Chỉ bạn dùng và ghi nhớ những thông tin đó. Vì thế, đừng quá đặt nặng vấn đề xấu đẹp hay nghệ thuật. Chỉ cần thuận mắt và bạn cảm thấy dễ nhớ là được.
2.2. Tuân thủ quy tắc 4S để vẽ Sketchnote đơn giản hơn
Quy tắc 4S sẽ giúp bạn tạo ra sketchnote dễ dàng hơn. 4S bao gồm Simple, Special, Single line, Sense of Self. Trong đó:
- Simple nghĩa là đơn giản, tận dụng các hình khối đơn giản để vẽ các đường bao quanh
- Special nghĩa là đặc biệt: Chỉ cần vẽ điểm đặc biệt để người xem nhận ra hình vẽ đó miêu tả cái gì.
- Single line: Tuân thủ quy tắc vẽ bằng 1 nét liền mạch
- Sense of Self nghĩa là phong cách cá nhân. Nghĩa là không nên quá đề cao tính nghệ thuật hay đẹp mắt. Ý tưởng quan trọng hơn nghệ thuật (Ideas not art)
Xem thêm: Tìm hiểu về sơ đồ Gantt- sơ đồ lập kế hoạch công việc hiệu quả
3. Lợi ích của Sketchnote
Sketchnote là cách tóm tắt và trình bày thông tin sinh động và đẹp mắt. Vì thế nó mang đến nhiều lợi ích sau đây.
3.1. Ghi nhớ thông tin tốt hơn
Bộ não sẽ ghi nhớ thông tin dạng hình ảnh tốt hơn thông tin dạng chữ viết. Vì thế, khi trình bày nội dung dưới dạng ký hiệu, hình vẽ thì khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn. Thời gian nhớ nhanh và cũng khó quên hơn.
3.2. Thông tin mang tính cá nhân khó sao chép
Sketchnote là cách ghi chú vẽ tay. Vì thế, nội dung tạo ra mang tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của riêng bạn. Việc sao chép thông tin dạng sketchnote rất khó. Vì thế, việc bạn bị người xấu lấy mất thông tin sẽ hạn chế hơn.
3.3. Kích thích sáng tạo
Khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Vậy nên nếu chỉ tóm gọn thông tin dưới dạng chữ viết thì rất nhàm chán. Khả năng sáng tạo theo đó cũng bị mai một. Khi kết hợp cùng hình vẽ não sẽ hoạt động nhiều hơn để ghi nhớ thông tin, sáng tạo nội dung. Trẻ em rất nên học theo kiểu ghi chú sketchnote như thế này.
3.4. Tăng hiệu suất công việc
So với việc phải diễn giải nội dung ra vài trang giấy tốn nhiều thời gian thì ghi chú bằng Sketchnote nhanh hơn nhiều. Bạn có dư thời gian để thực hiện các công việc khác. Vì thế, hiệu suất công việc tăng lên nhiều.
3.5. Thông tin trực quan, đẹp mắt hơn
Nội dung trình bày bằng sketchnote chắc chắn sẽ sinh động và đẹp mắt hơn văn bản thường. Vì vậy, độ tập trung của mọi người vào nó cũng cao hơn. Tăng khả năng thuyết phục nếu áp dụng sketchnote khi giảng dạy, thuyết trình.
4. Ứng dụng của sketchnote
Sketchnote ứng dụng nhiều nhất trong việc trình bày và lưu trữ thông tin. Vì thế, việc sử dụng sketchnote sẽ tùy vào nhu cầu của từng người. Phổ biến nhất là thực hiện các công việc sau.
- Ghi nhớ bài tập
- Ghi chú nhanh thông tin quan trọng
- Trình bày ý tưởng
- Lập kế hoạch
- Thuyết trình sáng tạo
5. Bố cục khi vẽ sketchnote
Sketchnote không nhất thiết phải tuân theo bố cục nào. Tuy nhiên, có vài bố cục sau đây bạn có thể tham khảo để trình bày sketchnote đẹp mắt hơn.
5.1. Bố cục Put in order
Put in order là cách bạn trình bày nội dung theo kiểu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Phù hợp với không gian giấy có hạn như sổ tay, giấy nhớ,...
5.2. Bố cục xuyên tâm
Khi trình bày sketchnote theo bố cục xuyên tâm bạn nên chọn một vòng tròn ở giữa làm tâm. Sau đó vẽ nội dung xung quanh. Trong đó, tâm đường tròn chứa nội dung quan trọng nhất.
5.3. Bố cục con đường
Bố cục con đường không giới hạn theo một đường cụ thể. Bạn có thể vẽ theo đường thẳng từ trên xuống, đường tròn, hình chữ C, chữ W,...Miễn là thể hiện được trình tự diễn ra của một sự vật, sự việc.