1. Dạy học phát triển năng lực là gì?
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người học. Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan,… nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, các bạn có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập.
- Theo phương pháp truyền thống: Cho học sinh học ghi nhớ khái niệm.
- Theo phương pháp phát triển năng lực: Cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày 3 phương án khắc phục.
So sánh 2 mục tiêu bài học trên:
- Giống nhau: Đều có 2 yếu tố là học sinh và kết quả buổi học.
- Khác nhau: Phương pháp phát triển năng lực có yếu tố quá trình, học sinh biết suy từ nguyên nhân đến giải pháp và khái quát thành phương án thực tế, hình thành năng lực giải quyết vấn đề khắc phục vấn đề của phương pháp truyền thống là học sinh chỉ nhớ được kiến thức nội dung. Kiến thức này rất dễ lỗi thời.
2. Ưu – nhược điểm của việc dạy học phát triển năng lực
Tuy mang lại nhiều lợi ích và góp phần phát triển khả năng của người học, tuy nhiên phương pháp này khi áp dụng vào thực tế cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định như sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Áp dụng được cho tất cả các học sinh dù ở trình độ nào. |
Sự thay đổi cách tiếp cận nội dung giảng dạy khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn vì đã quen với phương pháp truyền thống. |
Tạo ra sự cào bằng, đồng đều giữa các học sinh trong học tập và thi cử. |
Chưa nhận được sự giám sát đầy đủ từ cấp trên. |
Tạo được sự tương tác, kết nối mạnh mẽ giữa giáo viên và học sinh. |
Giáo viên chưa hiểu rõ các phương pháp, mô hình dạy học hiện đại, gặp khó khăn trong lúc triển khai. |
Các kỹ năng được tăng cường mạnh mẽ, trau dồi vốn trải nghiệm phong phú hơn. |
Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. |
Được tạo điều kiện thúc đẩy các tiềm năng nổi trội của bản thân trong mọi mặt. |
Chương trình học còn nhiều áp lực. |
Nâng cao khả năng sáng tạo, khai thác tối đa tài năng và tư duy trí tuệ của học sinh. |
Gánh nặng học tập do phải lồng ghép cùng lúc quá nhiều nội dung. |
3. Đặc điểm của phương pháp dạy học phát triển năng lực
Đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện ở nhiều yếu tố:
- Mục tiêu dạy học: Đặt trọng tâm vào việc giúp học sinh giải quyết vấn đề thực tế từ các tình huống, giúp học sinh phát huy phẩm chất cá nhân.
- Nội dung dạy học: Nội dung phụ thuộc vào mục tiêu đầu ra về năng lực. Chú trọng các yêu cầu để học sinh có thể linh hoạt vận dụng vào mọi tình huống.
- Phương pháp dạy học: Học sinh được đặt trong vai trò làm chủ buổi học. Thầy cô chỉ thể hiện vai trò cố vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn.
- Kế hoạch bài dạy: Được thiết kế riêng và phụ thuộc vào khả năng của các nhóm học sinh thay cho việc một giáo án dùng chung như trước đây.
- Hình thức tổ chức dạy học: Đẩy mạnh hình thức hoạt động, đưa vào các tình huống cần giải quyết để giúp người học có cơ hội tìm tòi, khám phá.
- Môi trường học tập: Không gian linh hoạt, cởi mở. Lớp học có thể diễn ra ngoài trời như công viên, hoặc các phòng chức năng như phòng lab, phòng thí nghiệm, hội trường lớn,…
- Đánh giá kết quả: Tiêu chí đánh giá thể hiện chuẩn đầu ra môn học, khả năng vận dụng vào thực tiễn. Người học được tự đánh giá và đưa ra ý kiến dựa trên các tiêu chí rõ ràng cũng như đánh giá từ phía giáo viên.
4. Ý nghĩa của việc dạy học phát triển năng lực
Ngoài việc mang lại hiệu quả dạy và học về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, việc dạy học phát triển năng lực còn có nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển của học sinh như sau:
- Giúp khơi gợi hứng thú, nhu cầu, cá tính,… của mỗi học sinh.
- Mở rộng định hướng, nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo,…
- Phát huy khả năng làm việc cá nhân và tính tự giác của mỗi học sinh.
- Hình thành kĩ năng đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động.
- Thúc đẩy tiến độ học tập, rút ngắn các lộ trình học tập dàn trải.
- Tối ưu hóa thời gian dạy và học, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả giáo viên và học sinh.
5. So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực
Nhìn chung, phương pháp dạy học phát triển năng lực theo định hướng đổi mới giáo dục có những điểm vượt trội và khác biệt so với phương pháp truyền thống, cụ thể:
Tiêu chí so sánh |
Dạy học truyền thống |
Dạy học phát triển năng lực |
Mục tiêu dạy học |
- Chung chung, không chi tiết
- Kiến thức chủ yếu từ sách giáo khoa
- Tập trung vào thành tích thay vì năng lực
- Hướng tới việc tiếp thu kiến thức về mặt lý thuyết
|
- Cụ thể, có thể quan sát và đánh giá được
- Kiến thức đến từ sự tự học của học sinh qua nhiều nguồn tài liệu, sách tham khảo đa dạng
- Tập trung vào khả năng thay vì thành tích
- Hướng tới việc chung sống, làm việc và giải quyết vấn đề thực tế
|
Nội dung dạy học |
- Gắn liền với khoa học chuyên ngành
- Thiết kế chung cho mọi đối tượng học sinh
- Nội dung dạy học thiết kế theo một chiều thông qua sách giáo khoa dùng cho mọi đối tượng học sinh
- Học sinh có kiến thức nhưng không có khả năng áp dụng thực tế
|
- Gắn với thực tế, các xu hướng hiện đại
- Thiết kế theo mô hình phân hóa trình độ, năng lực của người học
- Nội dung được thiết kế theo hai chiều, có độ sâu và trình tự dự án, mô hình học tập đáp ứng năng lực hiện tại của học sinh
- Học sinh vừa có khả năng ứng dụng, vừa lĩnh hội được tri thức
|
Phương pháp dạy học |
- Giáo viên là trung tâm
- Học sinh tiếp thu thụ động, phụ thuộc vào giáo viên
- Giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống là thuyết trình
|
- Học sinh là trung tâm
- Học sinh chủ động nghiên cứu dự án
- Giáo viên chú trọng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như thực hành, trải nghiệm, tự học,…
|
Hình thức dạy học |
Thiên về lý thuyết cho quy mô toàn lớp
|
Thiên về thực hành theo nhóm nhỏ hoặc dự án cá nhân
|
Đánh giá kết quả học tập |
- Dựa trên khả năng thuộc bài
- Quá trình đánh giá độc lập với dạy học
- Đánh giá định kỳ
|
- Dựa trên khả năng vận dụng
- Quá trình đánh giá tích hợp với dạy học
- Đánh giá ở mọi thời điểm
|
Quản lý dạy học |
Chất lượng chú trọng vào nội dung bài dạy
|
Chất lượng chú trọng vào khả năng của học sinh
|
Sản phẩm của dạy học |
Học sinh thụ động, ít có khả năng phản biện và sáng tạo
|
Học sinh trở nên chủ động, tự tin, có tư duy phản biện và sáng tạo
|
6. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực
Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh đạt tính hiệu quả cao có thể kể đến như:
6.1. Tổ chức các hoạt động kết hợp học tập
Thông qua các hoạt động kết hợp học tập như: khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, sách giáo khoa, chơi trò chơi, làm việc nhóm,… học sinh có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn và phát triển năng lực toàn diện.
Qua đây, học sinh rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ học tập phù hợp. Hơn thế nữa, khi môi trường học tập trở nên sôi động và hào hứng, hoạt động dạy học trở nên chủ động và đạt hiệu quả tiếp thu ở mức cao nhất.
6.2. Học tập dựa trên sự tương tác và hợp tác
Theo mô hình định hướng phát triển năng lực, giữa giáo viên và học sinh có sự tương tác hai chiều trong hỏi – đáp, tranh luận – phản biện. Từ đây, các bạn có thể tạo được sự tương tác và giúp đỡ, chia sẻ trong học tập.
Bên cạnh đó, mô hình này sẽ góp phần thúc đẩy sự tự tin trong việc khai thác vấn đề của mỗi học sinh. Giáo viên phải là người hiểu rõ nhất sở trường cũng như các hạn chế của từng em để có thể đồng hành tốt nhất với các em trong học tập.
6.3. Phương pháp học tập cá nhân hoá
Phương pháp học tập cá nhân hóa hướng đến sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích của mỗi học sinh. Tính cá nhân hóa thể hiện ở tốc độ tiếp thu kiến thức và khả năng lĩnh hội tri thức của mỗi học sinh. Theo đó, giáo viên phải thiết kế giáo án dạy học dựa trên sự riêng biệt này. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần cá nhân hóa để đảm bảo tính khách quan và chính xác với từng em. Khi được nhìn nhận đúng khả năng, học sinh sẽ học tập một cách có trách nhiệm và chủ động hơn.
6.4. Hình thành cho trẻ thói quen tự học
Ngày nay, việc định hướng cho học sinh tự học là cực kỳ quan trọng, nhằm giúp các em có tinh thần tự giác và tự học suốt đời. Để làm được điều này, giáo viên cần định hướng giúp học sinh suy nghĩ, khám phá và tự lĩnh hội kiến thức nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Kiến thức được tiếp nhận theo cách này sẽ giúp học sinh tránh tình trạng học vì thành tích và làm đẹp bảng điểm. Phương pháp này giúp khơi gợi khả năng nghiên cứu và cách tìm kiếm tài liệu là một phần vô cùng quan trọng để giúp học sinh nâng cao tính chủ và tinh thần tự học.
6.5. Dạy học kết hợp đánh giá
Nhà trường và giáo viên cần tích hợp kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học để thúc đẩy động lực học tập và không ngừng nâng cao kiến thức của học sinh. Qua đó, các em có thể nhận thức được kiến thức và năng lực là hai yếu tố bổ sung cho nhau. Từ đây, bản thân học sinh cũng sẽ chủ động hơn trong quá trình rèn luyện, học tập để cải thiện các kết quả đánh giá.
6.6. Dạy học kết hợp kiến thức và thực tiễn
Học sinh cần cảm nhận được ý nghĩa thiết thực của các kiến thức và kĩ năng được học. Bởi sự kết hợp này góp phần hình thành niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh. Khi đó, các em được khai thác toàn bộ sự sáng tạo để làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của chính mình.