Các bước tiến hành NCBH Chu trình NCBH gồm 4 bước: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu; Tiến hành bài học và dự giờ; Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu; Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Khi tổ chức hình thức SHCM theo hướng NCBH, BGH đã tổ chức rút kinh nghiệm và kết luận những lợi ích khi áp dụng: Giáo viên có thể học được cách quan sát tinh tế, nhạy cảm việc học của học sinh và hiểu sâu, rộng hơn về học sinh và đồng nghiệp. Hình thành sự chấp nhậ lẫn nhau giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hoá nhà trường. Tạo cơ hội cho CBQL, giáo viên hiểu về quy định, chính sách của ngành và công việc của mỗi Ggiáo viên. Bên cạnh đó, giáo viên tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của học sinh làm trung tâm của giáo viên khi tham gia SHCM theo NCBH.
Tuy nhiên, BGH cũng đã phân tích một số khó khăn thi thực hiện như: thái độ của giáo viên đối với SHCM: nhiều giáo viên hoài nghi về tác dụng chuyên môn và sợ các đồng nghiệp góp ý mình hay giáo viên dạy như là diễn tập và không để ý đến học sinh gặp khó khăn như thế nào. Hơn nữa, các giáo viên dự chỉ chú ý đến giáo viên dạy và thích ngồi ở đằng sau và ít chú ý đến học sinh. Thái độ của giáo viên chưa sẵn sàng học hỏi, hợp tác mà lại là phê phán, đánh giá, làm mất đi tính nhân văn của NCBH. Sau khi phân tích những tồn tại, BGH cùng Tổ trưởng chuyên môn cũng đã đề ra những giải pháp và hướng khắc phục trong việc tổ chức dạy học chất lượng, hiệu quả, phát huy năng lực học sinh sau các buổi SHCM theo hướng NCBH.