1. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 2 được tích hợp với những lĩnh vực giáo dục nào?
Giáo dục bình đẳng giới; Giáo dục đa vùng miền; Giáo dục hòa nhập; Giáo dục trải nghiệm; Giáo dục môi trường; Giáo dục phòng chống thiên tai; Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu; Giáo dục lòng nhân ái; Giáo dục vệ sinh phòng bệnh , Giáo dục an toàn giao thông.
2. Phần tổng hợp kiến thức cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 2 nhằm mục đích gì? Cách tổ chức hoạt động dạy học
Cuối mỗi bài học là những kiến thức cốt lõi HS học được và một hình ảnh để định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Qua đó, HS sẽ liên hệ với bản thân để có thể tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp. Khi tổ chức hoạt động dạy học với kênh chữ, giáo viên có thể yêu cầu HS đọc, hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra sự hiểu biết của HS và điều chỉnh nếu cần thiết.
Với kênh hình: giáo viên có thể hỏi: Trong hình vẽ ai? Đang làm gì? Nói gì? Em có làm được giống bạn không? Sau đó có thể cho HS đóng vai.
3. Phần tổng kết mỗi chủ đề có gì khác biệt với sách giáo khoa hiện hành? Mục tiêu của phần này là gì?
Trong phần ôn tập chủ đề đều có hoạt động tự đánh giá:
- Hình ảnh là những gợi ý cho HS tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập thể hiện kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề.
- Khung chữ là những gợi ý cụ thể cho việc tự đánh giá kết quả học tập của HS. Giáo viên cũng có thể căn cứ vào đó để đánh giá HS.
4. Về phương pháp dạy học TNXH 2 có gì cần lưu ý?
Với các hoạt động giáo dục năng động, đa dạng trong sách,... HS có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực và chủ động, qua đó giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực. Giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, trò chơi học tập, thực hành, đóng vai,... Các hoạt động trong SGK mang tính mở giúp người dạy sáng tạo, linh hoạt trong quá trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường lớp, vùng miền,…
5. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS được thể hiện như thế nào trong sách?
Bên cạnh các năng lực chung, các năng lực môn học cần hình thành và phát triển cho HS bao gồm: Nhận thức môi trường tự nhiên – môi trường xã hội xung quanh. Tìm hiểu môi trường tự nhiên – môi trường xã hội xung quanh, Giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, Giao tiếp với một người khác về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Những năng lực này với biểu hiện để đánh giá được tích hợp vào trong các chủ đề của sách một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. Ví dụ: các bài tìm hiểu thực vật và động vật góp phần hình thành năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên – môi trường xã hội xung quanh của HS.