I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích:
- Khuyến khích, động viên giáo viên tự làm thiết bị dạy học nhằm phục vụ có hiệu quả công tác dạy và học. Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các giáo viên trong việc cải tiến thiết bị dạy học, tự làm thiết bị dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có hoặc viết phần mềm, tự làm thêm các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết trong công tác giảng dạy và tạo sự hứng thú, tích cực, chủ động học tập cho học sinh.
- Qua Hội thi, nhà trường lựa chọn phần mềm, đồ dùng, thiết bị dạy học tiêu biểu để phổ biến rộng rãi trong từng môn học cũng như dự thi cấp Quận. Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên về khả năng tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học; từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên, góp phần vào phong rào: "Xây dựng trường hoc thân thiện, học sinh tích cực" và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo", góp phần thực hiện phương châm giáo dục "Học đi đôi với hành" và đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của Giáo dục.
2. Yêu cầu:
- Huy động được đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên (kế cả giáo viên, nhân viên hợp đồng) tham gia.
- Hội thi phải trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức Hội thi của các tổ khối chuyên môn.
- Hội thi thực hiện đúng kế hoạch và đánh giá đúng chất lượng đồ dùng dạy học của từng tổ chuyên môn và các cá nhân giáo viên.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC HỘI THI.
1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG.
- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên (kế cả giáo viên, nhân viên hợp đồng) đang công tác và giảng dạy trong trường.
- ĐDDH tham gia dự thi bao gồm:
+ Phần mềm.
+ Mô hình, mẫu vật;
+ Bản vẽ, tranh ảnh, sơ đồ tư duy, sa bàn, biểu bảng...
2. Địa điểm: Phòng thư viện trường tiểu học Khương Mai.
3. Thời gian: Thứ năm ngày 17/3/2016.
4. Hình thức:
- Ban Tổ chức sẽ chuẩn bị CSVC. Sắp xếp 6 bàn học sinh thành 1 nhóm/1 tổ hoặc khối và có tất cả 6 nhóm từ khối 1→ 5 và tổ Bộ môn.
- Các tổ nộp về BGH bản đăng kí theo mẫu: Ít nhất có 1 ĐDDH tự làm dự thi cấp trường, 2 sản phẩm đồ dùng trưng bày và ý tưởng thiết kế phần mềm dạy học vào ngày 25/2/2016.
- Phân công 1 GV giới thiệu thuyết minh sản phẩm dự thi (kèm theo bản thuyết minh trên giấy).
- 14h30 thứ năm ngày 17/3/2016 các tổ sẽ trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện lên trên bàn của khối mình mà Ban Tổ chức đã sắp xếp sẵn. Sau khi đã trưng bày các sản phẩm xong, khối trưởng sẽ cùng với giáo viên trong tổ trang trí bàn nhóm của mình sao cho thật đẹp mắt, khoa học, sáng tạo để thuận tiện cho Ban Giám khảo chấm thi.
- Ban giám khảo sẽ căn cứ vào cách trang trí của từng khối và số lượng sản phẩm tham dự cũng như giải thưởng để xét giải cá nhân và tập thể.
- Thời gian chấm thi: 16h45 thứ năm ngày 17/3/2016
- Ban giám khảo sẽ thống nhất giải trong Liên tịch vào thứ sáu ngày 18/3/2016 và công bố giải trước toàn trường vào sáng thứ hai ngày 21/3/2016.
III. THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO.
1. Ban Tổ chức gồm: BGH, nhân viên thiết bị đồ dùng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn.
2. Ban Giám khảo Hội thi gồm: BGH, nhân viên thiết bị đồ dùng.
IV. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VÀ CƠ CẤU GIẢI.
1. Đánh giá, xếp loại.
- Mỗi thiết bị, đồ dùng dạy học được đánh giá theo phiếu chấm điểm.
- Giải cá nhân là điểm trung bình cộng của các thành viên giám khảo.
- Giải tập thể được tính căn cứ vào các tiêu chí:
+ Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học tham gia dự thi.
+ Đủ chủng loại thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học đạt giải.
+ Tổ chức, bố trí khu vực thi của tổ chuyên môn đẹp, khoa học, sáng tạo.
2. Các sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn sau:
► Lưu ý: Các loại thiết bị, đồ dùng dạy học nói trên phải do người dự thi tự làm (được phép sử dụng một số sản phẩm có sẵn trên thị trường làm chi tiết của đồ dùng, thiết bị dạy học) và không nằm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trang bị hàng năm. Những sản phẩm tương tự các thiết bị đã trang bị, phải có cải tiến để chất lượng và hiệu quả sử dụng cao hơn. Các thiết bị, đồ dùng dạy học dự thi đợt này chưa tham gia các đợt thi trước. Các sản phẩm dự thi phải có bản thuyết minh, nêu rõ đặc điểm, giá trị, hiệu quả sử dụng, đồ dùng được áp dụng cho bài nào, tiết nào, chương nào, khối lớp nào…; cách làm, cách sử dụng, vận hành…