» Kính thưa các đồng chí, thưa toàn thể Hội nghị!
Phong cách Bác Hồ là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Phong cách của Bác thể hiện qua cách nghĩ, cách làm, cách diễn đạt, ứng xử, sinh hoạt ... xuất phát từ cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú. Bác không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phải phục tùng mà bằng sự nêu gương, bằng phong cách làm việc quần chúng, tập thể, dân chủ và khoa học.Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với trách nhiệm cao và tình cảm sâu sắc; trong đó, sửa đổi lối làm việc theo phong cách Bác là vấn đề cơ bản và cấp thiết.
Chúng tôi, những cán bộ - đảng viên chi bộ Trường Tiểu học Khương Mai xác định cần phải học tập và rèn luyện bản thân rất nhiều để tạo cho mình có được phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc theo tư tưởng, đạo đức của Người. Phong cách làm việc của Bác được chúng tôi học tập thể hiện cụ thể như sau:
1. Xác định rõ phương hướng, mục đích:
Chi bộ là tổ chức chính trị cao nhất, lãnh đạo toàn diện các hoạt động của chínhquyền và các đoàn thể trong trường. Bởi vậy người Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng luôn phải có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có tầm nhìn chiến lược để xác định hướng phát triển phù hợp của nhà trường. Có mục đích phấn đấu vươn lên không ngừng. Và điều quan trọng là bất cứ phương hướng, mục đích hoạt động nào cũng đều phải quy tụ được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy để cùng xây dựng Nghị quyết, triển khai định hướng cho các đảng viên trên tinh thần dân chủ, lắng nghe và tôn trọng.
2. Có chương trình, kế hoạch rõ ràng:
Khi có phương hướng và mục đích thì cần phải cụ thể hóa thành những chương trình hoạt động và được thông qua bằng những kế hoạch. Trong đó thể hiện được sự phân công rõ người, kín việc; những biện pháp có tính khả thi: dễ làm, phù hợp, có sức thuyết phục mọi người.
3. Làm việc một cách khoa học:
Người làm việc khoa học là người có trí tuệ, có tài, biết sắp xếp công việc hợp lí,tiết kiệm được thời gian và công sức lao động mà đem lại hiệu quả cao. Rèn luyện phong cách làm việc khoa học không phải dễ, nó đòi hỏi chúng tôi phải luôn trau dồi kiến thức, trình độ, ham học hỏi và tích lũy kinh nghiệmbản thân. Trong quá trình giải quyết công việc cần thấu lí, đạt tình; phải biết quan sát, biết lắng nghe để điều hành.
4. Siêng năng, cần cù:
Nhiệm vụ chính trị số mộtcủa trường chúng tôi là dạy và học. Chính vì vậy người đứng đầu nhà trường phải say chuyên môn, khuyến khích được giáo viêntìm tòi, sáng tạo trong hoạt động dạy để thu hút trò vào hoạt động học tập. Cần thường xuyên dự giờ và đóng góp ý kiến để giúp mỗi giáo viên tiến bộ; phải quan tâm đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; khuyến khích Giáo viên - Nhân viên trong trường ứng dụng CNTT vào giảng dạycũng như công tác chuyên môn. Là lãnh đạo thì phải gương mẫu đi đầu để giáo viên thấy và làm theo, rồi dần dần cả tập thể sẽ đi vào nền nếp. Tôi thiết nghĩ việc càng khó thì càng cần có vai trò của Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường. Giáo viên - Nhân viên nhận được sự đồng hành, động viên, giúp đỡ và chia sẻ kịp thời của Ban giám hiệu thì họ càng có ý thức cố gắng hơn trong mọi việc. Vì vậy người lãnh đạo cần sự chịu thương, chịu khó, đừng bao giờ suy bì mình vất vả hơn ai trong tập thể.
5. Phải có quyết tâm cao:
Nếu Hiệu trưởng hay Ban giám hiệu không có sự quyết tâm, sợ khó, ngại khổ thì không thể thànhcông trong công việc. Ngược lại nếu người đứng đầu rất quyết tâm nhưng không truyền được lửa nhiệt huyết cho đồng nghiệp thì cũng sẽ thất bại mà thôi. Vậy nên mọi việc phải được bàn bạc trong cấp ủy, Ban giám hiệu rồi thống nhất trong Chi bộ hoặc trong liên tịch để tạo tiếng nói đồng sức đồng lòng.Người đứng đầu phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường; phải luôn coi trọng xây dựng khối đoàn kết trong tập thể CB - GV - NV nhà trường; tạo sự thống nhất từ chi bộ đến cán bộ đảng viên và giáo viên. Thường xuyên chăm lo cho các phong trào thi đua của trường, lớp; phải dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đề xuất ý kiến và dám chịu trách nhiệm. Chính sự phát huy dân chủ đó sẽ tạo động lực, quyết tâm cao trong đội ngũ để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
6. Nói đi đôi với làm:
Là CB - ĐV, đặc biệt là người đứng đầu nhà trường, muốn đồng nghiệp tin tưởng, làm theo thì bản thân phải đi đầu, gương mẫu trong mọi việc làm; không nói hai lời. Nếu chỉ nói mà không chứng tỏ bằng hành động và việc làm cụ thể thì sẽ là quan liêu dẫn đến khoảng cách xa dần với đồng nghiệp; nếu người quản lí làm thay phần cấp dưới thì chưa phát huy được đội ngũ. Người Hiệu trưởng phải biết làm từ những việc nhỏ như dự giờ, thăm lớp, dành thời gian trò chuyện, cùng tham gia các hoạt động ngoại khóa hay SHTT với HS đến những việc lớn như bao quát, nắm hiểu bức tranh toàn cảnh trường mình; định hướng, đi trước đón đầu cho sự phát triển của trường trong hiện tại và tương lai.
7. Biết tiết kiệm và quý trọng thời gian:
Một tuần, một ngày và một tiết học trôi qua rất nhanh. Vì vậy phải nhắc nhở và rèn nếp GV lên lớp đúng giờ, trong lớp HS tích cực học tập, không để thời gian trôi qua một cách vô ích. Rèn HS không xé giấy bừa bãi, biết bảo vệ của công, rót nước vừa đủ uống, ra khỏi phòng tắt điện, quạt. Trong công việc khi nào cần in một mặt giấy, hai mặt giấy; tái sử dụng giấy một mặt để pho to các dự thảo báo cáo, kế hoạch cần thông qua trong Chi bộ, liên tịch…vv. Việc tiết kiệm và quý trọng thời gian trong trường học chỉ có thể thực hiện tốt nếu từng thành viên trong cấp ủy, BGH, các đảng viên gương mẫu thực hiện tốt.
Kính thưa các đồng chí!
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng về phong cách làm việc khoa học cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập và noi theo. Học tập Bác là học tập suốt đời. Chúng tôi, những CB - ĐV trường Tiểu học Khương Mai sẽ luôn cố gắng học tập phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc khoa học của Bác gắn với thực tế nhà trường để đáp ứng yêu cầu của ngành cũng như đòi hỏi ngày càng cao của XH, của PHHS đối với mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo. Với suy nghĩ và quyết tâm “Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc!” và “Vì lợi ích trăm năm trồng người!” chúng tôi tin mình sẽ làm được.
Xin trân trọng cảm ơn!