1. Trò chơi “ Chim sẻ giúp cô Tấm”:
Dành cho các bài tập nhận diện từ láy, từ ghép; phân loại từ ghép tổng hơp, từ ghép phân loại; phân loại các từ trong một đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ; phân loại câu đơn, câu ghép.
Mục đích chơi: Cũng cố kiến thức, kĩ năng về cấu tạo từ, từ phân loại theo cấu tạo ( hoặc từ phân loại theo nghĩa của yếu tố mang nghĩa, câu phân loại theo chức năng của vị ngữ, theo cấu tạo).
Chuẩn bị: các thẻ chữ ghi các từ đơn, từ láy, từ ghép ( hoặc các kiểu câu); chon 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4 -5 người. Tùy theo số lượng chơi mà chuẩn bị số bộ thẻ chữ.
Cách tiến hành: Các thẻ chữ để lẫn lôn được xem là gạo, thóc, đỗ mụ dì ghẻ trộn làn bắt Tấm phải nhặt. các thành vên trong đội đóng vai những chú chim sẻ được Bụt sai xuống giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, đỗ ra đỗ, các đội cùng chơi chơi trong khoảng thời gian nhất định. Đội loại phân loại nhanh và đúng là đội thắng cuộc, giúp cô Tấm sớm được trẩy hội mùa xuân.
2. Trò chơi “ Dâng núi, chống lụt”:
Xây dựng trò chơi “ Dâng núi, chống lụt” dành cho những bài tập tìm tiếng, từ có nhiều vần nhất định; tìm tiếng, từ có cùng hình thức chính tả; bài tập làm giàu vốn từ; nhận diện từ ngữ, câu.
Mục đích chơi: Tạo ra sự thi đua giũa các đội chơi, tìm ra đọi nào nhanh hơn, chính xác hơn trong việc nhận diện, sưu tầm…các đơn vị tiếng Việt ( tiếng, từ, câu,..) cần học.
Chuẩn bị: Chọn 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 5 người, đứng cùng vị trí như nhau ( cùng vạch xuất phát). Mõi đội được xem như những chàng Sơn Tinh đang làm nhiệm vụ dâng núi chiến đấu với thủy tinh.
Cách tiến hành: khi quản trò nêu nhiệm vụ nhận diện hay sưu tầm tiếng, từ, câu,… mỗi thành viên trong đội phải nêu một đáp án. Với mỗi kết quả đúng, các chàng Sơn Tinh của đọi lại đứng xa hơn, hoặc cao hơn 1 bậc. Nhóm tìm được nhiều từ nhất là nhóm chiến thắng Thủy Tinh tàn bạo.
3. Trò chơi “ Khắc nhập, khắc xuất”:
Mục đích chơi: Củng cố cho học sinh kĩ năng kết hợp và chia tách các đơn vị tiếng Việt
Chuẩn bị: Chọn 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4- 5 người. Mỗi thành viên trong đội là một anh Khoai( anh nông dân nghèo tốt bụng)
Cách tiến hành: Các phụ âm vần, thanh, các từ, câu… được xem là những đốt tre mà Bụt tặng cho anh nông dân tốt bụng. Khi quản tò hô “khắc nhập” các đội chơi phải ghép những yếu tố ngôn ngữ lại sao cho ra tiếng , từ, câu… có nghĩa. Đội nào ghép nhanh nhất, đúng nhất các đơn vị tiếng Việt là đội chiến thắng, tạo đượcn nhiều cây tren trăm đốt, giúp anh Khoai trở thàn người hạnh phúc.
4. Trò chơi: Tập làm thám tử.
- Mục đích:
- Luyện tập về kĩ năng phán đoán, nhận biết, gọi tên một số đồ vật gần gũi trong cuộc sống qua việc đặt câu hỏi và nghe câu trả lời; Trò chơi chủ yếu dành cho học sinh các lớp 4,5.
- Trau dồi vốn từ; góp phần tìm hiểu và cảm nhận những nét nghĩa cụ thể của từ.
- Chuẩn bị:
Chơi theo nhóm(từ 2 người trở lên). Mỗi bạn tự tìm một vài đồ vật gần gũi và quen thuộc nhưng được giấu kín( không để bạn khác biết).
- Cách tiến hành:
Khi chơi, từng bạn sẽ lần lượt đặt câu hỏi để người có đồ vật trả lời. Điều quan trọng là câu trả lời về đồ vật đó phải ngắn gọn và ý rất chung chung, khiến người hỏi phải suy đoán khá thong minh mới tìm ra được tên goi của đồ vật. Ai có câu hỏi để sau khi nhận được câu trả lời dự đoán đúng tên sự vật sẽ được tính điểm.
* Chú ý: Không được đặt những câu hỏi buộc người trả lời phải nêu rõ tên đồ vật.
Gợi ý:
- Dưới đây là một ví dụ minh họa cho việc đặt câu hỏi để "khám phá" ra cái bút chì.
Câu hỏi 1: Khi nào thì bạn dùng nó?
(Trả lời: Tôi dùng nó nhiều lúc)
Câu hỏi 2: Bạn sử dụng nó ở đâu?
(trả lời: Tôi dùng nó trên giấy.)
Câu hỏi 3: Bạn sử dụng nó như thế nào?
( Trả lời: Tôi dùng tay để điều khiển.)
Câu hỏi 4: Bạn dùng nó để làm gì?
( Trả lời: Tôi dùng nó để diễn tả ý nghĩa.)
Câu hỏi 5: Nó có nước hay không có nước ở bên trong?
(trả lời: Nó không có nước bên trong.)
Gọi tên sự vật: Đó là cái bút chì.
- Có thể tìm cho những đồ vật quen thuộc như: bút chì, bút mực, bút dạ, thước kẻ nhựa , thước kẻ gỗ,.... để cùng các bạn thực hiện trò chơi này.