Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.
“Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương.
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”...
(Người đi tìm hình của Nước – Chế Lan Viên)
Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, chúng ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, chúng ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng... Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ học sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông...
Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Qua tiết dạy, cô giáo Đỗ Ngọc Minh đã giúp học sinh nắm được tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất Triều đình lục đục, tranh giành ngai vàng Đất nước chia cắt 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích Ruộng đồng bị tàn phá Quân thù lăm le ngoài bờ cõi. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân Được nhân dân ủng hộ nên đánh đến đâu ông thắng đến đấy Năm 968 thống nhất giang sang Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. Bên cạnh đó, học sinh lớp 4A qua các hoạt động do cô Minh hướng dẫn, tổ chức kết hợp quan sát các tranh ảnh minh họa trực quan đã hiểu được tình hình đất nước sau khi được thống nhất Đất nước được quy về một mối Triều đình được tổ chức lại quy củ Nhân dân không còn lưu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần ấm no.
Chúc mừng cô giáo Đỗ Thị Ngọc Minh đã lên tiết Hội giảng thành công !