Ở những bài tập này tranh vẽ là phương tiện, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ- Mở rộng vốn từ cho học sinh. Kiểu bài tập này có các dạng bài tập sau:
1) Dạng bài tập “ Ghép từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng:
Ví dụ: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây:( từ cho sẵn: học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)
( Tiếng Việt 2, tập 1, trang 8)
Ở dạng bài tập này vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ ( từ nào gọi tên, biểu thị sự vật, hiện tượng nào), vừa có tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ. Đây là hình thức luyện tập vế từ ở mức độ đơn giản nhất. Khi dạy dạng bài tập này, tôi sử dụng tranh- tranh phóng to; tôi hướng dẫn học sinh lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn với hình ảnh tương ứng: mỗi tên gắn với một vật hoặc một việc được vẽ trong tranh. Sau đó tôi yêu cầu học sinh đọc 8 tên gọi(đặt trong ngoặc đơn) . Tiếp theo yêu cầu em đó cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào?
Sau đó, tôi đọc tên gọi của từng người, vật, việc đồng thời học sinh dùng que chỉ để chỉ vào tranh vẽ ( phóng to trên bảng) người, vật, việc ấy và đọc số thứ tự của tranh đó.
Tranh 1: trường Tranh 2: học sinh Tranh 3: chạy
Tranh 4: cô giáo Tranh 5: hoa hồng Tranh 6: nhà
Tranh 7: xe đạp Tranh 8: múa
2) Dạng bài tập “ Dựa vào tranh tìm từ tương ứng”
Ví dụ: Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. hãy tìm từ chỉ mói hoạt động:
(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 59)
Với dạng bài tập này, từ câu tìm không cho sẵn.Vì vậy tác dụng giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ của dạng bài tập này cao hơn so với dạng bài tập(1a) ở trên.
Tôi hướng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, tìm từ tương ứng rồi trả lời. Đôi khi học sinh vừa phải quan sát tranh vừa kết hợp tưởng tượng. Bởi vì tranh vẽ có khi chỉ mang tính tương đối, chỉ là sự gợi ý, không phải là sự sao chụp hiện thực.
Sau khi học sinh trả lời xong, lớp nhận xét rồi chữa bài:
Từ chỉ mỗi hoạt động tương ứng với mỗi tranh là:
Tranh 1: đọc, xem
Tranh 2: viết, làm
Tranh 3: nghe, giảng giải, chỉ bảo.
Tranh 4: nói, trò chuyện, kể chuyện, tâm sự.
3) Dạng bài tập “ Gọi tên các sự vật được vẽ trong tranh (Tranh đố)
Ví dụ: Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật được dùng để làm gì?
(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 52)
Yêu cầu bài tập này cũng dựa vào hình ảnh của sự vật(được vẽ trong tranh) để tìm từ ngữ tương ứng - đó là gọi tên các sự vật được vẽ trong tranh. Các sự vật được vẽ trong tranh không thể hiện rõ ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kỹ(kết hợp tưởng tượng) mới nhận biết được, từ đó nhằm gây hứng thú học tập cho các em.
Khi dạy bài này, tôi cho học sinh quan sát kỹ bức tranh, phát hiện các vật cần tìm ẩn rất khéo trong tranh, gọi tên từng vật(mỗi tên gọi đó là một từ mà học sinh được mở rộng được củng cố trong trò chơi này). Sau đó tôi yêu cầu các em nói rõ công cụ(được làm gì) của từng vật tìmđược. Yêu cầu này có tác dụng khắc sâu, củng cố cho học sinh về “nghĩa biểu vật” của các từ vừa tìm được, làm cho kết quả mở rọng vốn từ mà học sinh thu được thêm vững chắc hơn.