Ví dụ: Tìm các từ :
- có tiếng học (M: học hành)
- có tiếng tập (M: tập đọc)
(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 17)
Như chúng ta đã biết, dựa vào mô hình cấu tạo từ ta có thể tạo ra được rất nhiều những từ có cùng kiểu cấu tạo. Khi dạy kiểu bài tập này, tôi khai thác các ví dụ mẫu được ghi trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ, tìm được càng nhiều từ càng tốt. Tổ chức trò chơi tiếp sức như kiểu bài tập 2b nêu ở trên. Điều này lưu ý học sinh có thể đưa ra một số cụm từ chứ không phải là một từ.
Ví dụ: học bài, học việc, tập đi, tập nói,.... những trường hợp này vẫn chấp nhận được vì ở bậc Tiểu học chưa đặt vấn đề phân biệt từ với cụm từ, đồng thời các tiếng học và tập ở đây vẫn cùng nghĩa với học và tập trong các từ học tập, học hành, luyện tập,... nhưng những ví dụ: tập sách, tập tễnh không được chấp nhận vì trong những trường hợp này “tập”mang nghĩa khác.
Với những biện pháp trên, khi dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 nói chung và dạy các kiểu bài “ Mở rộng vốn từ” cho học sinh lớp 2 nói riêng tôi có một số bài học kinh nghiệm sau:
1- Giáo viên cần nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp; có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh: hướng dẫn làm mẫu, trao đổi- nhận xét, thực hành, luyện tập trên bảng lớp- bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở bài tập Tiếng Việt 2,...
2- Kết hợp phát huy tác dụng của kênh hình trong SGK và sử dụng những đồ dùng dạy học đơn giản(sưu tầm hoặc tư làm) nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập về kỹ năng dùng từ, đặt câu.
3- Khi hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ theo chủ đề thông qua nhiều biện pháp như: tìm từ có cùng hình thức cấu tạo, tìm từ gần nghĩa, cungf nghĩa, trái nghĩa. Tăng cường luyện kỹ năng dùng từ trong nói - viết(tấp đặt câu, sửa lỗi dùng từ...). tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực trong tất cả các môn học qua tổ chức các trò chơi học tập.
4 - Thường xuyên kiểm tra, chấm bài, chữa bài tỉ mỉ, chính xác, tuyên dương kịp thời những học sinh học tập tốt, có cố gắng. Đặc biệt cần kết hợp hài hòa giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng để hướng đãn học sinh làm bài tập “Mở rộng vốn từ” trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 trong thời gian qua. Tôi nhận thấy học sinh của tôi có tiến bộ, vốn từ của các em đã phong phú hơn. Các em đã biết làm các bài tập về Mở rộng vốn từ.Vì vậy tôi viết bài này với mong muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp xa gần, mong được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu cho học sinh.