1 /Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới, giáo viên đưa ra mô hình hoặc tranh ảnh học sinh tự nêu bài toán, tự giải quyết bài toán, tự lập phép tính, tự đọc các phép tính cho thuộc, qua đó học sinh nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. Sau mỗi bài, các em học thuộc công thức ngay tại lớp.
Ví dụ : Dạy phép cộng trong phạm vi 10
9+1=10
1+9=10
Khi ta thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả bằng nhau, giống nhau hoặc không đổi,..
Ví dụ: dạy phép trừ trong phạm vi 4
3+1=4
1+3=4
4-1=3
4-3=1
Các em nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ,phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
* Học sinh quan sát : mô hình, vật thật về số lượng học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
Ví dụ : giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và tranh ảnh
Có 7 con vịt, thêm 3 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 7+3=10
Có 10 quả táo, hái đi 2 quả táo. Hỏi còn lại mấy quả táo? Học sinh tự nêu và tự lập phép tính 10-2=8
Dạy học toán luyện tập tổ chức dưới nhiều hình thức như Đố bạn, Thực hành bảng con, Làm phiếu học tập,...
Qua thực tế đó giúp học sinh nắm được phép tính được viết theo hàng ngang và phép tính được viết theo đặt tính cột dọc. Học sinh phải biết đặt tính cột dọc, viết các số từ trên xuống dưới sao cho các số phải thẳng cột ghi dấu “+”, dấu “-“ về bên trái giữa 2 số dưới 2 số kẻ vạch ngang để phân biệt kết quả và kết quả phải viết thẳng cột với 2 số trên lưu ý với kết quả là 10 thì chữ số hàng đơn vị phải được thẳng cột với nhau.
Đương nhiên, cả 2 loại bài toán “Thêm” và “Bớt” giáo viên giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức mới, cho học sinh học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ bước đầu chiếm lĩnh được kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết vấn đề trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi học thuộc kiến thức mới, học sinh phải làm được các bài tập cần làm trong phiếu học.
2/ Phương pháp thực hành luyện tập
a )Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh.
b)Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của học sinh.
Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập cần làm theo thứ tự sắp xếp trong phiếu không tự gợi ý lướt qua hoặc loại bỏ qua bài tập cần làm đó.
Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài tập mà nên khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh có khả năng có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SGK.
Chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân học sinh, góp phần thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học.
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin và sự tiến bộ của bản thân bằng cách khuyến khích tuyên dương.
Tạo tiết học sinh động, học sinh tập trung học tập tích cực tránh khô khan, để lại sự hấp dẫn gây chú ý cho học sinh.
Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo về kích thước, tính khoa học, thẩm mỹ,...
Chọn hình thức tổ chức hướng dẫn trọng tâm kiến thức mới, luyện tập thực hành cần hợp lý phù hợp với yêu cầu trọng tâm của từng nội dung.
Ví dụ : Toán luyện tập, tổ chức dưới nhiều hình thức như đố bạn, thực hành bảng con, làm phiếu bài tập,...
Hình thức tổ chức, luyện tập thực hành cần thay đổi bổ sung cho nhau một cách phù hợp, tránh đơn điệu, khô khan gây nhàm chán cho người học.
Tạo tình huống để lôi cuốn cả 3 đối tượng học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu đều có cơ hội và đều thực hiện tham gia học tốt.
Tổ chức trò chơi tạo tinh thần phấn khởi để củng cố bài học.