Mong ước giản dị: Học sinh yêu thích và nhớ kiến thức lịch sử Việt Nam!
Chắc hẳn trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều cảm thấy rất tự hào về bề dày và truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước, dân tộc mình. Chính vì vậy mà thời gian gần đây chúng ta không khỏi chạnh lòng trước thực trạng một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam không có những hiểu biết cơ bản về lịch sử nước nhà. Mỗi khi kết quả kì thi đại học môn lịch sử đợc công bố chúng ta lại càng buồn hơn nữa trước rất nhiều bài thi bị điểm 0 và những đoạn bài bình luận ngô nghê, sai lệch về lịch sử vẻ vang của dân tộc đợc trích dẫn trên báo chí. Đây thực sự trở thành một vấn đề đáng báo động của xã hội. Là một giáo viên, cũng như các bạn đồng nghiệp khác tôi luôn trăn trở với vấn đề này, bản thân tôi cho rằng thực trạng trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân sau:
+ Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay phần nào đã làm ảnh hưởng tới xu thế chọn ngành nghề của học sinh và sự định hướng nghề nghiệp của phụ huynh với con em mình. Vì vậy đôi khi môn lịch sử vẫn bị coi là môn học phụ nên nhận đợc ít sự quan tâm của xã hội.
+ Nội dung của nhiều bài học theo cảm nhận của học sinh còn nặng nề khô khan, ít hấp dẫn.
+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, đồ dùng phục vụ cho môn học còn hạn chế, nghèo nàn.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](http://thkhuongmai.pgdthanhxuan.edu.vn/tx/userfiles/image/IMG_3064.JPG?w=900)
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi cũng muốn làm những việc cụ thể để góp một phần nhỏ bé giúp học sinh dành sự quan tâm hơn tới môn lịch sử và dần yêu thích môn học này.
+ Trong chương trình lớp 4, lần đầu tiên học sinh đợc làm quen với môn học lịch sử, ở những bài đầu tiên giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của môn học, hiểu người Việt Nam cần am hiểu lịch sử Việt Nam để biết rõ về nguồn cội của mình, để tự hào về lịch sử dân tộc, tự hào vì mình là người Việt Nam.
+ Mặt khác cũng ngay từ những bài đầu tiên, giáo viên cũng cần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập tích cực, một trong các cách tôi thường dùng là hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học. Giáo viên cần có định hướng sưu tầm cụ thể tránh dàn trải. VD: sưu tầm thông tin về nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử, gợi ý cho học sinh nguồn tư liệu có thể lấy ở đâu: sách, báo, truyện, mạng Internet, băng đĩa, tranh ảnh…Sau khi sưu tầm, giáo viên cần kiểm soát tư liệu lưu ý học sinh xác định phần nào có liên quan nhiều đến bài học, phần nào đọc tham khảo, mở rộng. Khuyến khích học sinh trao đổi tư liệu và báo cáo kết quả sưu tầm trước lớp trong mỗi tiết học. Qua việc làm này học sinh có thói quen tự học, khắc sâu và mở rộng kiến thức từng bài, bồi dưỡng lòng ham hiểu biết cho các em.
+ Khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học, giáo viên cũng cần tích cực sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, băng hình, thiết kế các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp với tâm lí đặc điểm của học sinh tiểu học.
+ Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong tiết học để học sinh cảm thấy môn học không khô khan, khó gần đồng thời khắc sâu kiến thức về bài học qua mỗi trò chơi. Khuyến khích học sinh sưu tầm câu hỏi để tổ chức các trò chơi trong các hoạt động ngoại khóa của lớp từ đó tạo đợc không khí thi đua và bồi dưỡng tình yêu với môn học.
+ Lồng ghép việc dạy học lịch sử, khơi gợi lòng tự hào dân tộc cho học sinh trong các môn học khác, trong các tiết sinh hoạt và các hoạt động kỉ niệm một số ngày lễ lớn của đất nước.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](http://thkhuongmai.pgdthanhxuan.edu.vn/tx/userfiles/image/IMG_3015.JPG?w=900)
+ Quan tâm tới việc dạy lồng ghép lịch sử địa phương cho HS, giới thiệu những điểm đến trong thành phố mà HS có thể thu thập đợc thông tin lịch sử có giá trị khi đến thăm quan cùng gia đình. Với cách làm này kiến thức lịch sử sẽ đến với các em tự nhiên hơn, không bị bó hẹp bởi khuôn khổ của một bài học cụ thể đồng thời đó cũng là điều kiện để tạo sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy lịch sử cho các con.
+ Về phía nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội, cần tổ chức các sân chơi thi tìm hiểu kiến thức lịch sử phù hợp với lứa tuổi học sinh, đồng thời có động viên khen thưởng xứng đáng kịp thời.
+ Quan tâm tới việc tuyên truyền trong phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của môn học, từ đó từng gia đình sẽ có cách nhìn, cách nghĩ xa hơn, rộng hơn, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của môn học từ đó sẽ có tác động và đầu tư cho con em mình học môn lịch sử đạt hiệu quả hơn.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](http://thkhuongmai.pgdthanhxuan.edu.vn/tx/userfiles/image/IMG_3022.JPG?w=900)
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân với mong muốn góp phần giúp học sinh cảm thấy môn lịch sử cũng thú vị và dễ gần, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bài viết đợc hoàn thiện hơn.
![Nhấn vào ảnh để phóng to](http://thkhuongmai.pgdthanhxuan.edu.vn/tx/userfiles/image/IMG_3047.JPG?w=900)
Xin chân thành cảm ơn!