Tham gia buổi tập huấn có đồng chí Xuân Anh - Chuyên viên Sở GD&ĐT, giảng viên trường Bồi dưỡng Quản lý giáo dục, đ/c Lê Thị Thu Hằng - Phó phòng GD&ĐT Quận Thanh Xuân, đồng chí Nguyễn Thúy Hiếu - BTCB, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Mai cùng các đồng chí là Lãnh đạo, giáo viên Tin học đến từ các trường trên địa bàn Quận Thanh Xuân.
Trong buổi tập huấn, đồng chí Xuân Anh đã cung cấp những kiến thức cơ bản, giúp học viên nắm được các mục tiêu trong các dạy Tin học:
- Về kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học tin học; Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
- Về kĩ năng: Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.
- Về thái độ: Học sinh có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lí, khoa học và chính xác; Học sinh có ý thức về một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Phó phòng GD&ĐT chỉ đạo, điều hành buổi tập huấn
Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Tin học:
- Thống nhất về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá.
- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các cấp học.
- Đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học.
- Kiến thức và kĩ năng cơ bản để chương trình môn học không bị nhanh lạc hậu.
- Tránh cả hai khuynh hướng : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng.
- Tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện.
- Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của ngành Tin học.
Đ/c Xuân Anh chia sẻ những giải pháp, kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên
Về phương pháp dạy học
- Kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào dạy học tin học:
+ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Dạy học hợp tác.
+ Dạy học dựa trên đề án.
- Nên tổ chức các hoạt động trong dạy học.
- Tránh dạy theo kiểu cũ: Lý thuyết -> Thực hành, trình bày một cách đầy đủ kiến thức chi tiết rồi cuối cùng mới đi tới chương trình đầy đủ, kiểu dạy học thông báo như vậy làm cho học sinh mệt mỏi, nhàm chán.
- Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy học tin học và tăng cường kết hợp giữa dạy lí thuyết và thực hành.
- Dạy học ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là thiết bị dạy học đồng thời Máy tính còn là phương tiện học tập
- Chú trọng phát triển năng lực học sinh đặc biệt là các năng lực: Tự học, Giải quyết vấn đề, Sáng tạo thông qua tìm tòi, khám phá, trải nghiệm.
- Chú trọng tích hợp trong dạy học Tin học, dạy Tin học gắn với nội dung các môn học khác.
Về đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Đánh giá học sinh qua thực hành: kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm.
- Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: tìm hướng giải quyết và biết lựa chọn công cụ thích hợp.
- Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.
- Đánh giá qua đối thoại.
- Do đặc thù của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá bao gồm cả lí thuyết và thực hành, hình thức có thể là trắc nghiệm tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.
- Đánh giá không chỉ đơn thuần đánh giá qua sản phẩm của học sinh mà phải thông qua quá trình quan sát học sinh hoạt động, phát hiện vấn đề và lựa chọn công cụ, phương pháp giải quyết, lập kế hoạch, thảo luận, phân công, phối hợp trong nhóm để giải quyết nhiệm vụ.
Các đ/c lãnh đạo, giáo viên Tin học nêu những câu hỏi, chia sẻ những khó khăn khi trong quá trình thực hiện chương trình tại cơ sở
Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và các đối tượng học sinh:
- Nếu có đủ máy tính, mỗi học sinh một máy.
- Trường hợp không có đủ cho mỗi học sinh một máy hoặc do yêu cầu của bài học thì có thể cho học sinh học và thực hành theo nhóm (nhóm đôi).
- Nếu có điều kiện nên bố trí một số giờ cho học sinh đi tham quan các cơ sở công nghệ thông tin.
- Giáo viên cần cho học sinh thực hành các đề tài thiết thực liên quan đến việc học tập của học sinh và cuộc sống xã hội ở địa phương.
- Những trường có điều kiện nên khuyến khích học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn về tin học.
- Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc), phần I cho lớp 3, phần II cho lớp 4 và phần III cho lớp 5.
- Cần cho học sinh thực hành những đề tài thiết thực liên quan đến việc học tập của học sinh và cuộc sống xã hội ở địa phương
- Khuyến khích học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn về tin học.
- Việc thực hiện chương trình không cứng nhắc mà được vận dụng linh hoạt.
- Đặc biệt việc dạy học thực hiện chương trình phải gắn với thực tế môi trường, đời sống và học tập của từng đối tượng, nhóm đối tượng học sinh.
Buổi tập huấn đã thành công tốt đẹp với sự đồng lòng, nhất trí với mục tiêu "Xây dựng được đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức và thường xuyên, phấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Mỗi giáo viên Tin học phải khắc phục khó khăn, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học tập để hoàn thành nhiệm.