Sau 1 ngày dạy học thấm mệt nhưng ai cũng hiểu buổi tập huấn chiều nay rất bổ ích và sát thực với công việc của mình.
Mọi người cùng tích cực tham gia trò chơi khởi động.
Phát triển năng lực làm công tác chủ nhiệm thành các công việc, kỹ năng cụ thể từ đó lập ra các bản hướng dẫn, giảng dạy quy trình thực hiện cho từng kỹ năng. BGH nhà trường cần hiểu vai trò, tầm quan trọng của người GVCN, tôn trọng và tạo cho GVCN lớp tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm cao trong công việc của mình. Mỗi GVCN, mỗi lớp học có những đặc điểm riêng không nên áp đặt các biện pháp đồng loạt, đánh giá thi đua máy móc như nhau. Nhà trường cần có chính sách phù hợp bảo đảm cho GVCN thực hiện nhiệm vụ, vai trò của mình thuận lợi nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách, lối sống và kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực học sinh, thực hiện tốt việc đánh giá TT20/BGD&ĐT...
Sẵn sàng chia sẻ với giảng viên những nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm...
Các nhóm nhiệt tình, hào hứng tham gia trò chơi theo sự điều khiển, định hướng của cô giáo.
Việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, HS và PHHS tốt là việc cần phải thực hiên ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh. Sau buổi tập huấn, CBQL và giáo viên đúc rút kinh nghiệm sau khi giải quyết tình huống giáo dục.Trong bài học sư phạm, giáo viên cũng đã được giảng viên đưa ra hệ thống các biện pháp để ngăn ngừa những tình huống tương tự có thể xảy ra.
Cùng nhau trải nghiệm và sáng tạo.
Việc giải quyết tình huống sư phạm, GV cần có cơ sở xử lý tình huống sư phạm đó là hệ thống kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, các nguyên tắc sư phạm, quy trình xử lý tình huống sư phạm…, năng lực xử lý tình huống sư phạm là hệ thống các kĩ năng sư phạm như nhận diện tình huống sư phạm, phát hiện mâu thuẫn, huy động kinh nghiệm, lựa chọn phương án, điềm tĩnh, quan tâm, tôn trọng, thận trọng lắng nghe để hiểu trẻ nhằm sáng tỏ các nguyên nhân, vận dụng các biện pháp thích hợp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và quy trình sẽ quyết định sự thành công của nhà giáo dục khi xử lý tình huống sư phạm. Đó chính là một trong những con đường quan trọng giúp đạt được mục tiêu đề ra trong hoạt động giáo dục tiểu học,giáo dục nhân cách học sinh cũng như thực hiện hiệu quả việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Trân trọng cảm ơn cô giáo Lê Thị Thu - giảng viên trường ĐHSP Hà Nội đã dành thời gian 2 tiếng buổi chiều tối để truyền đạt cho chúng tôi thêm các kĩ năng về công tác chủ nhiệm, giao tiếp và xử lý tình huống trong môi trường sư phạm phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại và sát với yếu tố tâm lí con người...