Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long khẳng định là niềm tự nào của nhân dân Thủ đô và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản. Những giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long không chỉ thể hiện ở những di tích, di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo.
Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội có vùng lõi của di sản rộng 18,395 ha, bao gồm: Trục trung tâm Thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Toàn bộ Khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng thành – nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, gắn với các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và lịch sử thăng trầm của Kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
Xiếc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, ngôn ngữ của xiếc là những hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật xiếc bao gồm các bộ môn: nhào lộn, tung hứng, đu trên cao, thăng bằng, ảo thuật, hề, tiết mục tạp kỹ, xiếc thú…. được hình thành và phát triển từ thực tế cuộc sống thông qua các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, tôn giáo, hoạt động văn hóa cộng động. Nghệ thuật xiếc biểu diễn các động tác khéo léo, và kỹ xảo độc đáo của người hoặc vật, kết hợp với trang phục, ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ, biên đạo để người xem cảm nhận được cái hay và cái đẹp của nghệ thuật xiếc.
Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nghệ thuật xiếc truyền thống và được vui chơi, thư giãn sau những giờ học chính khóa, nhà trường đã tổ chức chương trình xem xiếc ở Rạp xiếc TW, nhằm mang đến cho các em những tiếng cười rộn rã và những giây phút vui vẻ cùng thầy cô và bè bạn thưởng thức các tiết mục xiếc đặc sắc như: tung hứng, xiếc chó, đu dây, xiếc voi, được gặp gỡ và giao lưu với những chú hề vui vẻ...
Tiếng vỗ tay vang khắp cả không gian rộng lớn rạp xiếc, gương mặt bạn nào cũng rạng ngời niềm vui và sự yêu thích.
Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Nét đặc trưng của khu di sản là bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm với những di tích, di vật khảo cổ học đa dạng, phong phú. Đây là khu di tích khảo cổ học rộng lớn và chứa đựng các tầng văn hóa độc đáo, minh chứng cho lịch sử của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục học sinh phát huy giá trị khu di sản, nhà trường đã tổ chức thành công chuyến thăm quan học tập cho học sinh khối 1,2,3. Chuyến thăm quan đã góp phần nâng cao nhận thức, bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho học sinh và tăng cường mối liên kết giữa di sản với nhà trường, giữa di sản với gia đình.
Qua lăng kính 1,2,3, các em đã được trải nghiệm thực tế tại khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các hoạt động tương tác trong góc khám phá. Chuyến tham quan tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long đã giúp các em tìm hiểu về lịch sử Thăng Long – Hà Nội và các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Cùng tìm hiểu, khám phá khu di sản Hoàng thành Thăng Long thông qua các hoạt động: Tham quan khu di sản; Xem video clip giới thiệu hình ảnh khu di sản; khám phá hầm D67...
Thông qua chương trình giáo dục di sản, nhà trường mong muốn đưa đến cho các em học sinh những nhận thức cơ bản nhất về công tác bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa của cha ông để lại. Từ đó nâng cao ý thức của các em về công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về lịch sử đất nước cho thế hệ trẻ. Đây cũng là phương pháp vừa học vừa chơi, phù hợp với lứa tuổi, để các em có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về di sản.