Quần thể di tích đền Sóc - thơ mộng và thâm nghiêm
"Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam..." Câu nói của Bác Hồ như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi "Con Lạc - cháu Hồng" phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Biết quá khứ để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
Quần thể di tích Đền Sóc này gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân. Truyền thuyết kể rằng, xưa ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời vua Hùng Vương thứ 6 có một cậu bé tên là Gióng, cậu bé là “người trời” đầu thai, tuy đã 3 tuổi nhưng vẫn chưa hề biết nói biết cười, chưa biết đi đứng. Khi giặc Ân tràn sang xâm lược đất nước thì cậu bé Gióng bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ, nhờ ba mẹ gọi sứ giả của nhà Vua vào xin “một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một con ngựa sắt” để đi đánh giặc. Sau khi nhà Vua cho người mang những thứ Gióng yêu cầu đến thì Gióng vươn vai lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cường tráng. Cậu bé Gióng đi đến đâu, quân giặc khiếp sợ và bỏ chạy tới đó, truyền thuyết còn kể rằng cậu đánh nhau với quân giặc gẫy cả roi sắt Vua ban nên nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc và Gióng đuổi quân giặc đến chân núi Sóc. Gióng lên đỉnh núi Sóc quỳ lạy cha mẹ rồi cùng ngựa sắt bay lên trời. Từ đó, mọi người đều gọi cậu là Thánh Gióng, Vua nhớ công lao của Thánh Gióng nên cho lập miếu thờ ở chân núi Sóc và ở quê nhà của Thánh Gióng. Thánh Gióng còn là một trong 4 vị Tứ Bất Tử của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Ông là vị Thánh tượng trưng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Hiện nay, quần thể di tích Đền Sóc bao gồm Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Tượng đài Thánh Gióng... và các bia đá ghi lại lịch sử Lễ hội Đền Sóc. Gần đó còn có Học viện Phật giáo Việt Nam.
Cung kính tổ chức lễ dâng hương tại Đền Gióng và cùng tìm hiểu di tích lịch sử...
Những
làng quê yên bình trong bầu không khí trong lành và tĩnh lặng là đích
đến cho thầy trò nhà trường muốn thoát khỏi cái ồn ào náo nhiệt của nhịp sống nơi đô
thành, để cùng nhau chiêm ngưỡng nét thanh cao, mộc mạc và tĩnh lặng. Để cùng nhau thưởng thức cái yên bình, giản dị nơi vùng quê gắn liền di tích lịch sử của ông cha ta. Cùng với thú tìm đến những làng nghề truyền thống hay trải mình
vào cánh đồng bát ngát, ao hồ tĩnh lặng, hay bên lũy tre làng và những nơi
chùa tháp, miếu mạo để tìm kiếm những phút giây thư thái, thanh tịnh
trong tâm hồn và hiểu hơn về những địa danh trên quê hương đất nước
mình.
Quần thể đền Sóc là điểm đến lý tưởng cho buổi
dã ngoại với đồi thông tươi đẹp và những sự tích huyền thoại…
Những bậc thang phủ đầy rêu phong đưa thầy trò lên đến chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự) ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Ở độ cao ấy, không gian của chùa trở nên thanh khiết và khoáng đạt, xua tan đi bao mệt nhọc sau quãng đường dài leo núi. Ta như muốn hít căng tràn lồng ngực bầu không khí thanh tao ấy, đắm mình vào tiếng chuông ngân trầm lắng và cái hư ảo, huyền thoại của không gian lảng vảng khói sương. Ngôi chùa này cũng là nơi tọa lạc của pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 30 tấn cao hơn 8m (kể cả bệ đá), được đặt ở chính giữa nền chùa, sừng sững, uy nghi như tăng thêm vẻ thâm nghiêm cổ kính. Nếu như chùa Non Nước được xếp hàng cổ nhất Việt Nam thì pho tượng là một kiệt tác lớn nhất trong tất cả các pho tượng phật liền khối ở Đông Nam Á.
Theo thuyết phong thủy, chùa Non Nước được dựng theo thế Long chầu Hổ phục. Bức tượng Phật tổ ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi nhỏ chầu vào, trong đó có núi Đống Sóc, núi Đá Đen, núi Voi Phục, Mũi Cày, Vảy Rồng, Đá Chồng… Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, phía trước của chùa là cả một vùng đất đai rộng lớn với ruộng đồng bát ngát và những dãy núi xa xa. Quả là một khung cảnh tuyệt vời cho những bức ảnh đẹp và ý nghĩa, hay những dòng thơ mộc mạc mà thanh cao.
Thú nặn tò he tao nhã gây hứng thú cho các em học sinh
Cùng thưởng thác các màn xiếc độc đáo...
Xiếc trăn hấp dẫn
Cùng sải bước trên sàn "Catwalk thiên nhiên" với những trang phục lá cây mộc mạc, giản dị
Và tiếng chuông chùa ngân nga vang vọng vào vách núi, lan toả trong không gian núi rừng tạo nên bức tranh huyền diệu của vùng đất bán sơn địa. Tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều của những vị thiền sinh, phật tử vọng ra từ thiền viện thấm vào từng giọt sương, ngọn lá cành cây, tưới mát lòng người, rũ bớt bụi trần làm cho tâm hồn người chay tịnh từ trong tâm thức.
Về với Đền Gióng - Sóc Sơn, về với chốn linh thiêng, tôn thờ vị anh hùng của dân tộc, thầy trò nhà trường càng thêm trân trọng những giá trị lịch sử; càng thêm hiểu, thêm yêu mỗi cảnh sắc quê hương mình...!