♦ Hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng giá trị đích thực tại trang trại giáo dục Vạn An - Thanh Trì
♦ Tìm lại giá trị cuộc sống về làng quê và nền văn minh nông nghiệp với chuyến thăm quan, dã ngoại tại Khu du lịch Sinh thái – Học đường Eco Garden Thái Dương
"Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam...". Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Biết quá khứ để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
Học theo lời dạy của Người, tiếp tục phát huy đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nhà trường đã tổ chức cho học sinh chuyến tham quan đầy ý nghĩa về với khu di tích Đền Đô (Đền Lý Bát Đế). Thông qua chuyến đi, học sinh nhà trường ngược thời gian tìm hiểu lịch sử đời nhà Lý, đợc biết đến Chiếu dời Đô.
Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền đợc xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Đền Đô có kiến trúc tuyệt vời với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca: "Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”.
Cô, trò cùng nhau dâng hương.
Đền Đô có diện tích 31.250m², gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Hương Đình, nhà để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình... Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn nói chuyện với các em về di tích lịch sử Đền Đô.
Ban phụ trách thiếu nhi tổ chức Lễ kết nạp Đội cho 168 học sinh Khối 3;4;5.
Chúng em tham quan các di tích lịch sử.
Cuộc sống hiện đại ngày nay đang làm mất đi tính cộng đồng, làm cho các em ít có cơ hội để vui chơi. Khi đó, chúng ta mới thấy các hoạt động ngoại khóa như thế này có ý nghĩa tích cực như thế nào. Chuyến thăm quan khu di tích Đền Đô thú vị và bổ ích không chỉ dừng ở ý nghĩa là một hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần. Nó thực sự góp phần bồi bổ kiến thức lịch sử cho các em, giúp các em hiểu biết về Quan họ Bắc Ninh - một di sản phi vật thể, chơi các trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố), từ đó xây dựng ý thức bảo tồn và phát triển các di sản đó. Chính các hoạt động này đang góp phần kéo các em về với cội nguồn, với dân tộc.
Nghe hát quan họ...
Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội… với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
Học hát các bài hát Quan họ như: 10 nhớ, Mời trầu...
Xem biểu diễn xiếc...
Học làm diễn viên xiếc
Hứng thú với màn chú hề làm xiếc
Khâm phục các diễn viên "nhí" với màn xiếc trăn...
Cùng nín thở nào...
Vui chơi kéo co...
Và thi nhảy bao bố...
Hãy cố lên nào...!
Không sao bạn ơi, hãy dũng cảm đứng lên!
Các cô giáo chụp ảnh lưu niệm cùng các "Liền anh, liền chị".