Tinh hoa đất Việt: "Gốm sứ Bát Tràng - Hồn của đất - tình của người"
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng không chỉ tăng thêm sức mạnh cội nguồn, để mỗi người Việt Nam yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản, bản sắc văn hóa Việt Nam và còn làm tăng những giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội. Với mục đích giáo dục học sinh nhà trường giữ gìn nét văn hóa Việt, trong chuỗi hoạt động chào mừng 32 năm Ngày nhà giáo Việt Nam và kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập trường, ngày 14/11/2014, nhà trường đã tổ chức thành công chuyến thăm quan làng cổ Bát Tràng cho học sinh khối 1,2. Chuyến thăm quan đã mang lại nhiều cảm xúc và bài học quý về truyền thống, bản sắc người Việt qua các sản phẩm "Hồn của đất - tình của người"...
♦ Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường.
♦ Tìm lại giá trị cuộc sống về làng quê và nền văn minh nông nghiệp với chuyến thăm quan, dã ngoại tại Khu du lịch Sinh thái – Học đường Eco Garden Thái Dương
Bát Tràng là làng gốm nằm bên tả ngạn sông Hồng, chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng hơn 10 km. Đã nhiều năm nay làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng đã trở thành một địa chỉ thân quen của học sinh nhiều trường Tiểu học trong Thủ đô Hà Nội, đặc biệt với học sinh trường Tiểu học Khương Mai với quyết tâm giữ gìn, phát huy bản sắc và tinh hoa văn hóa đất Việt. Khi đến với mảnh đất làng cổ Bát Tràng để tìm hiểu những vẻ đẹp tiềm ẩn của quê hương Việt Nam và Thủ Đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tập thể giáo viên, học sinh nhà trường luôn bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, trong sáng, thắm tươi qua sự vô cùng phong phú về chủng loại, hoa văn của các sản phẩm gốm sứ nhưng vẫn rất độc đáo, ngày càng đa dạng và bắt mắt. Nhiều sản phẩm mang những nét đẹp riêng, sự đặc sắc không giống bất cứ nơi nào và vẻ đẹp của các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ngày càng tinh xảo, mặn mà hơn.
Hành trình của chuyến thăm quan làng nghề truyền thống Bát Tràng đã để lại nhiều ấn tượng thực sự sâu sắc trong lòng các em học sinh khối 1 và khối 2. Điểm dừng chân đầu tiên của các em là Lò Bầu Cổ. Tại đây, các em đợc các anh chị hướng dẫn thăm quan Lò bầu đất với kiến trúc độc đáo. Cùng với sự phát triển của làng nghề tại Bát Tràng đã xuất hiện rất nhiều kiểu lò nung khác nhau như: Lò ếch, lò đàn, lò bầu, lò hộp, lò ga… Trong đó lò bầu là loại lò có kích thước to nhất, cũng là loại lò có thể đạt tới nhiệt độ nung cao nhất. Những đôi mắt rạng ngời đầy thích thú, những tiếng suýt xoa trầm trồ không ngừng vang lên khi vừa bước chân vào trong xưởng gốm, các em đã được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm rất công phu và đẹp mắt.
Sau khi được thăm quan Lò bầu, các em được thỏa sức sáng tạo, tự trở thành nghệ nhân với vuốt nặn vẽ, chế tác thành những sản phẩm gốm sứ... Tâm sự cùng cô giáo Hiệu Phó - Nguyễn Bích Thủy, cô cho biết: "Gốm Bát Tràng như đựợc thổi hồn vào trong từng sản phẩm qua bàn tay khéo léo sáng tạo của các nghệ nhân. Biết bao hoa văn đặc sắc mang đậm bản sắc tâm hồn người Việt Nam đã đợc các nghệ nhân chau chuốt thể hiện qua các họa tiết và hình vẽ. Những bức tranh vẽ dân gian mộc mạc hay sâu xa về thiên nhiên, con người, hoa lá, sự tích, câu đối, các loài Rồng Phượng linh thiêng…đều đợc thể hiện đầy sáng tạo trên các sản phẩm gốm sứ nơi đây!". Sau khi được rèn luyện sự khéo léo của bàn tay với công việc nặn gốm, các em lại được thử thách sự sáng tạo của mình với hoạt động tô tượng. Mỗi em chọn đợc cho mình một sản phẩm bằng đất sét trắng đã đợc tạo hình rồi nhanh chóng bắt tay ngay vào trang trí. Ai cũng say sưa miệt mải, thật cẩn thận, thật chỉn chu để có thể đem thành quả về khoe với bố mẹ và gia đình. Có thể tác phẩm của các em làm chưa thật hoàn hảo, nhưng ẩn chứa trong đó là tình yêu ngọt ngào trong sáng các em dành cho những người thân yêu, và những trí tưởng tượng rất hồn nhiên thơ trẻ đã đợc truyền vào từng đờng tô, nét vẽ.
Đến Bát Tràng, các em đợc khám phá Làng cổ Bát Tràng với những con đường quanh co, với những ngôi nhà, xưởng gốm cổ, nơi cuộc sống và sản xuất của những người thợ gốm hàng nghìn năm qua, đợc đi chợ Bát Tràng... Ngõ nhỏ quanh co chỉ 1 người đi vừa, với tường cổ và nền gạch xưa cũ từ lâu đã dẫn các em đến Đình làng Bát Tràng, một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa. Tại đây, các em thỏa sức ngắm nhìn cảnh sông Hồng với 2 bên bờ rộng, được ngắm nhìn những con đò, thuyền chạy xuôi ngược.
Trở lại Lò bầu cổ, các em được nghỉ trưa với bữa ăn mang đậm hương vị tại làng cổ đầy truyên thống này. Sau giờ nghỉ, các em tiếp tục tham gia các hoạt động sôi nổi khác như kéo co, đập niêu; đặc biệt các em rất hào hứng khi được tổ chức xem xiếc. "Những tiết mục xiếc Việt Nam" đợc thu nhỏ, kéo lại gần hơn tới các em. Các tiết mục hấp dẫn, lôi cuốn các em như lắc vòng, giữ thăng bằng trên thang, ảo thuật...
Tạm biệt Bát Tràng với những nụ cười vui và ánh mắt tràn đầy tiếc nuối. Đây thực sự là một trải nghiệm không chỉ vui vẻ mà còn rất bổ ích với các em học sinh. Nếu như tại trường lớp, các em được tạo điều kiện để bổ sung kiến thức, tăng cường trí tưởng tượng, phát triển kỹ năng tư duy thì những buổi dã ngoại như thế này chính là cơ hội để các em được tương tác với bài học thông qua các hoạt động thực hành, lao động sản xuất. Và qua đó, các em không những được mở mang thêm về thực tế sống động, hiểu đợc tầm quan trọng của lao động, biết cảm thông với sự vất vả của những thợ thủ công, mà đây còn chính là dịp để các em đợc thể hiện khả năng sáng tạo, nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, cũng như hiểu được giá trị văn hóa và bảo tồn những giá trị đó…
Với nhận thức sâu sắc việc bảo tồn và phát triển làng nghề, tập thể giáo viên, học sinh Tiểu học Khương Mai luôn biết ơn những nghệ nhân làng gốm sứ Bát Tràng - Họ là những người đã thổi hồn vào đất để làm đẹp cho đời; bên cạnh đó, mọi người sẽ tích cực tuyên truyền bạn bè, người thân, những người xung quanh phải biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản, bản sắc văn hóa Việt qua việc bảo tồn và phát huy tinh hoa "hồn thiêng của Đất - Làng gốm sứ Bát Tràng".