I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại nhà trường.
- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của CBGVNV trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo của các cấp về thực hiện công tác PCCC&CNCH tại nhà trường; phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ xảy ra, đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn tính mạng con người.
2. Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy được tổ chức với nhiều hình thức, phù hợp với nội dung và đối tượng đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Hằng năm, nhà trường tổ chức có hiệu quả cao các buổi tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn trang bị kiến thức, về PCCC&CNCH cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại nhà trường.
Nội dung tuyên truyền:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC&CNCH theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và gia đình trong công tác PCCC&CNCH Tính chất nguy hiểm, tác hại và hậu quả của cháy, nổ đối với các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Biện pháp, quy trình PCCC&CNCH tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: treo pano, khẩu hiệu; phát tờ gấp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC; khuyến cáo, cảnh báo về PCCC phù hợp với từng đối tượng giáo viên, học sinh tại nhà trường.
2. Hằng năm, nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC&CNCH, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện của từng thành viên. Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại nhà trường theo quy định. Phổi hợp với Công an Quận tổ chức tập huấn về kiến thức, pháp luật PCCC, huấn luyện nghiệp vụ cho cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại cơ sở, đảm bảo 100% các thành viên Ban chỉ đạo PCCC&CNCH trong nhà trường phải được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH theo quy định, có khả năng giảng dạy, phổ biến kiến thức, thực hành kỹ năng về PCCC&CNCH.
3. Thực hiện công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện và khắc phục những tồn tại thiếu sót về công tác PCCC. Định kỳ bảo dưỡng phương tiện PCCC đảm bảo sẵn sàng sử dụng. Chủ động rà soát các điều kiện an toàn về PCCC (Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020), danh mục phương tiện PCCC theo quy định (Phụ lục VI Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020), có văn bản báo cáo các cấp quản lý để được chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc (nếu có) nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.
4. Xây dựng, củng cố các phương án chữa cháy tại các cơ sở theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng PCCC, kỹ năng phòng chống ngạt khói, thoát nạn và cứu người cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, huy động sự phối hợp, tham gia của nhiều lực lượng. Nội dung diễn tập về PCCC&CNCH bao gồm: diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn (bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình), diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra sự cố.
5. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT.
6. Tổ chức giảng dạy lồng ghép kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC&CNCH trong các hoạt động cụ thể trong Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tài liệu “Huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” cho học sinh theo cấp học (tài liệu đã được Công an Thành phố biên soạn và thẩm định dùng cho cấp mầm non, tiểu học, cấp THCS và THPT).
Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng PCCC&CNCH đối với từng độ tuổi thực hiện theo các quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Đảm bảo tối thiểu thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về PCCC: đối với trẻ tiểu học bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học; đối với học sinh phổ thông đảm bảo tối thiểu 02 buổi/năm.
8. Kinh phí đảm bảo cho việc lồng ghép kiến thức kỹ năng PCCC&CNCH vào chương trình, hoạt động giáo dục trong nhà trường được trích từ các nguồn:
- Nguồn chi thường xuyên của nhà trường; nguồn đầu tư cho hoạt động PCCC&CNCH theo quy định của pháp luật;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ nặng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của nhà trường. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trong kế hoạch đề ra.
- Tổ chức thực hiện các quy định về lồng ghép kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH vào chương trình giảng dạy, tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực hành, diễn tập theo quy định.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, thực hiện chương trình, hoạt động giáo dục về PCCC&CNCH tại cơ sở.
- Thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện công tác PCCC&CNCH, trong đó tập trung đi sâu vào các nội dung và giải pháp: chinh lý phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; danh mục thiết bị phương tiện PCCC&CNCH, hồ sơ thiết kế thi công, giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC, văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC; kiểm tra, nâng cấp, quản lý an toàn hệ thống điện, hệ thống gas tại cơ sở.
- Đề xuất khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích và xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm trong thực hiện công tác PCCC&CNCH tại cơ sở giáo dục theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo nội dung Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT, lồng ghép trong báo cáo sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học của trường gửi về phòng GD&ĐT (qua tổ nghiệp vụ theo cấp học) hằng năm theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong trường Tiểu học Khương Mai. Yêu cầu các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần bám sát kế hoạch này để tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.