Chuẩn bị hành trang cho con trước lớp 1
PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh – Viện KHGDVN khẳng định, sự chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là một yếu tố quyết định chất lượng giáo dục ở lớp 1. Theo tài liệu của INCA, khoảng 98% học sinh trước khi vào lớp 1 ở các nước đều học qua lớp chuẩn bị đến trường. ỏằž lớp này, các em đợc trang bị hứng thú học tập; tìm hiểu trường tiểu học; kĩ năng sống, trong đó tập trung vào kĩ năng tự phục vụ, giao tiếp, tư duy trực quan và tư duy bằng kí hiệu; kĩ năng làm việc trí óc và kĩ năng học tập cơ bản trong đó tập trung vào các kĩ năng ngôn ngữ.
ỏằž nước ta, trẻ em trước khi vào lớp 1 cần đợc chuẩn bị để các em hứng thú với việc học vì việc học ở tiểu học khác hẳn với bậc mầm non; phải cho các em nhận biết lợi ích của việc học; nhận biết việc học là việc làm tự bản thân đợc tham gia; hiểu học tập là đợc phát hiện cái mới và trải nghiệm để cá nhân có hiểu biết, kinh nghiệm mới và nhận biết việc học thông qua các hoạt động, trò chơi là hấp dẫn.
Cùng với đó, trẻ cần đợc trang bị các kĩ năng học tập cơ bản, trong đó có kỹ năng tự học kỹ năng ngôn ngữ.
Riêng với kỹ năng phát triển ngôn ngữ sẽ bao gồm các kỹ năng nói và kĩ năng nghe hiểu; kĩ năng thực hành ngữ âm; kĩ năng tiền đọc; kĩ năng tiền viết và kĩ năng làm việc với sách in...
Kĩ năng nói và nghe hiểu sẽ đợc trang bị thông qua việc phát triển vốn từ theo chủ điểm gần gũi làm tiền đề cho việc giao tiếp bằng lời nói và làm tiền đề cho việc đọc, viết. Cùng với đó, phát triển các kĩ năng: hội thoại; nói độc lập; nói thuật việc; kể lại câu chuyện; trả lời câu hỏi về câu chuyện; kĩ năng nói độc lập trong kể về đồ vật – tranh ảnh, sự kiện; kĩ năng nói độc lập về những điều cá nhân quan sát, miêu tả, tưởng tượng, hư cấu.
Kĩ năng thực hành ngữ âm, giúp trẻ nhận biết đợc các loại âm thanh (âm thanh không phân đoạn và âm thanh phân đoạn); nhận biết tiếng và vần; nhận biết sự khác nhau của những âm thanh khác nhau (khác nhau về cách phát âm, về độ mạnh yếu, về độ phát ra âm thanh nhiều hay ít)
Kĩ năng tiền đọc dạy trẻ nhận biết đợc kí hiệu từ và phát triển vốn từ trong văn bản; di chuyển mắt, ngón tay theo các từ và câu trên văn bản; kết hợp đọc từ với xem tranh; xem tranh và kể chuyện theo tranh; cùng đọc với giáo viên và người lớn; cùng làm ra sách (làm bằng tay với hình ảnh, và chữ viết).
Kỹ năng tiền viết (dùng rất hạn chế) gồm việc dạy trẻ luyện tập cách cầm bút; luyện tập phối hợp tay và mắt; viết các nét sổ thẳng theo chiều dưới lên, trên xuống; viết nét ngang theo chiều từ trái sang phải, từ phải sang trái, viết các nét cong; vẽ hình trên khung; phân biệt nét chữ và chữ cái và vẽ dấu chấm, vẽ hình, tô màu tranh.
Với kỹ năng làm việc với sách in, trẻ đợc nhận biết các phần của sách in như bìa sách, tên sách, phía trên, phía dưới trang sách; nhận biết chữ in, nhận biết cách đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nhận biết hình minh họa các đồ dùng, các tình huống; nhận biết các từ trong bài khóa, các dấu chức năng (dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); nhận biết chữ in mang các ý nghĩa; biết giở trang sách và biết xác định chỗ ghi số trang sách.
TS Trần Thị Ngọc Trâm, Viện KHGD Việt Nam: Sự sẵn sàng đi học ở trẻ là những tiền đề cần thiết về các mặt tâm – sinh lí, thích ứng xã hội đạt đến mức phát triển đầy đủ nhất để trẻ có thể chuyển sang giai đoạn mới thích ứng với học đờng – chuyển từ hoạt động chơi giữ vai trò chủ đạo sang hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo.
Trong quá trình phát triển của trẻ em, thời kỳ 5 tuổi (60 – 72 tháng tuổi) là một thời kì quan trọng, chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1. Các nhà tâm lí học coi thời điểm trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng: thời kì đến nhập học ở trường phổ thông.
ỏằž cuối tuổi mẫu giáo, nếu đợc chú ý chuẩn bị thì những tiền đề cần thiết, sự sẵn sàng đến trường của trẻ sẽ từng bước đợc hình thành. Đây không chỉ là sự chuẩn bị một số năng lực, tính cách chuyên biệt cho việc học tập ở lớp 1 mà là một sự giáo dục nhân cách trọn vẹn, hệ thống và hài hoà trong suốt giai đoạn tuổi mẫu giáo, đặc biệt là thời kỳ 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1.
Những yêu cầu đối với việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 tiểu học gồm: Chuẩn bị về thể lực; chuẩn bị về khả năng hoạt động trí tuệ (nhận thức và ngôn ngữ); chuẩn bị về khả năng thích ứng xã hội; chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học và chuẩn bị những khả năng và hiểu biết cần thiết giúp trẻ dễ dàng và nhanh chóng thích ứng với việc tham gia vào các tiết học, môn học ở lớp 1 nói riêng và cấp tiểu học nói chung.
Riêng với môn Tiếng Việt lớp 1, việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn này ở lớp 1 là cố gắng tạo ra những tiền đề cần thiết, những điều kiện, cơ sở ban đầu thiết thực nhằm giúp trẻ bước vào giai đoạn học tập chính thức về môn Tiếng Việt một cách thuận lợi, tự tin, hứng thú.
Không dạy trước – học trước nội dung môn học ở lớp 1 vì dạy trước – học trước vừa không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, vừa trái với những nguyên tắc sư phạm và thậm chí còn gây ra khó khăn trở ngại cho việc giảng dạy của giáo viên tiểu học. Cụ thể, ở mẫu giáo cần dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi tập trung vào yêu cầu làm quen với các kĩ năng nghe, nói nhiều hơn so với làm quen với các kĩ năng đọc, viết, chú trọng đến các hoạt động vui chơi, thực hành.
Việc cho trẻ làm quen với kĩ năng đọc có thể thông qua tập cầm sách, mở sách ra xem, lật trang sách; ngồi đọc đúng tư thế…; nhận dạng các chữ (chữ in thường). Cho trẻ làm quen với kĩ năng viết thông qua tập cầm bút, đặt vở, ngồi đúng tư thế như tập tô – viết một số nét cơ bản (có thể kết hợp với tập vẽ) nhằm luyện tập chủ yếu cách cầm bút bằng ba ngón tay; làm quen với hình dạng các chữ cái (chữ viết thường).
Có thể nói, việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp một ở trường phổ thông là chuẩn bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ đạt mức độ cao sẵn sàng đến trường về mọi phương diện: thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội, tâm thế… để trẻ thích nghi với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông, chứ không phải là dạy trước chương trình lớp một cho trẻ.