Bạn suốt ngày la mắng đứa con “lười biếng” của mình, thậm chí cả nhà “lên cơn sốt” khi thành tích học tập của trẻ thua bạn kém bè. Làm thế nào giúp trẻ ham học mà cả bé và cha mẹ đều không bị áp lực?
“Bệnh thành tích” đang “tiêm nhiễm” vào tận ngóc ngách gia đình, các bậc cha mẹ luôn kỳ vọng con mình phải là học sinh xuất sắc. Bạn đã tự đặt ra gánh nặng cho chính mình và con trẻ. ảo tưởng về việc con mình thông minh xuất chúng sẽ khiến bạn không hiểu đúng khả năng của con.
Không phải đứa trẻ nào cũng phát triển như nhau. Bạn đừng bao giờ so sánh con mình với trẻ khác. Nên nhìn nhận đúng khả năng của con mình để giúp trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất. Đừng tạo áp lực cho trẻ, vì khi không thể đáp ứng mong đợi của cha mẹ, trẻ sẽ mang mặc cảm thất bại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của trẻ.
Với những trẻ thông minh, có năng khiếu, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng của mình. Nhưng bạn cần nhớ, hãy để trẻ phát triển tự nhiên bằng cách khuyến khích, động viên chứ không phải là ép buộc.
Khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu
Bé King, con trai chị Minh Hằng – kiến trúc sư – bộc lộ năng khiếu hội họa từ khi còn bé. Vui mừng vì con thừa hưởng gien di truyền của mẹ, chị Hằng quyết tâm hướng con theo học ngành kiến trúc. Thế nhưng, King lại tỏ ra không hào hứng với việc theo nghề của mẹ. Sau một thời gian “vật lộn” cùng King với bao bực tức, tiếng la và nước mắt, chị Hằng chợt hiểu ra, nếu cứ ép con sẽ khiến King chán nản, vô tình làm thui chột năng khiếu của bé.
Một người bạn khuyên chị Hằng hãy để King tự lựa chọn theo sở thích của bé. Kết quả, King đợc mẹ cho học lớp hội họa của Nhà Văn hóa thiếu nhi TP. Cậu bé tỏ ra rất hào hứng và đạt đợc vài thành tích nhỏ trong các cuộc thi vẽ cấp quận.
ảnh minh họa
Kinh nghiệm của chị Hằng cho thấy, để trẻ phát huy tốt nhất khả năng của mình, bạn nên cho trẻ tự lựa chọn theo sở thích, tất nhiên có sự hướng dẫn, góp ý của người lớn. Đợc làm theo ý thích và có sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ sẽ nỗ lực hơn.
Quan tâm đến môi trường học tập của trẻ
Cô bé Nguyệt Liên, con anh Quốc Hùng (quận Gò Vấp) là học sinh giỏi nhiều năm liền. Thế nhưng, kết quả học kỳ một lớp 6 của Liên bỗng nhiên sụt hẳn. Lúc đầu anh chị nghĩ do Liên vừa chuyển từ bậc tiểu học lên trung học, phương pháp học thay đổi nên cô bé không theo kịp. Nhưng khi Liên khóc với mẹ, cho biết ở lớp luôn bị bạn bè chọc ghẹo chỉ vì có mái tóc thắt bím - theo ý mẹ, thì chị Nga liền đến gặp cô chủ nhiệm lớp nhờ giúp con gái.
Trong buổi sinh họat lớp sau đó, đề tài “Làm sao để có mái tóc đẹp trong môi trường học tập” đã đợc cô giáo đem ra cho cả lớp bàn luận. Và mái tóc của Nguyệt Liên đợc cô dùng làm hình ảnh đẹp chứng minh cho câu nói của ông bà “cái răng cái tóc là gốc con người”. Điều bất ngờ là không còn bạn nào chọc ghẹo Liên mà đã có thêm nhiều mái tóc thắt bím xuất hiện trong lớp. Kết quả học tập của Liên tốt lên rất nhiều, cuối tháng, cô bé đã đứng thứ 3 trong lớp.
Một môi trường thích hợp, thân thiện là yếu tố rất quan trọng để trẻ học tốt. Bạn nên quan tâm đến môi trường học tập của trẻ ở trường và ngay tại nhà mình. Một góc học tập yên tĩnh, thoáng và ngăn nắp sẽ tạo hứng thú cho trẻ.
Đừng quên khen ngợi trẻ
Chờ đến khi trẻ đạt đợc thành tích nổi bật bạn mới khen trẻ thì không ổn. Trẻ luôn cần được cha mẹ khen ngợi để thấy rằng nó được quan tâm và ghi nhận. Khen ngợi để động viên trẻ học là điều cần thiết. Nhưng bạn cũng đừng khen một cách “vô tội vạ” vì trẻ sẽ bão hòa vì điều đó.
ảnh minh họa
Khen ngợi cũng cần cụ thể và cả sự chân thành. Trẻ sẽ dễ dàng nhận ra những lời khen “cho có” của cha mẹ mình. “Mẹ không ngờ bài văn con làm cảm động đến thế. Rất sâu sắc, giàu hình tượng. Con nhớ phát huy nhé”; “Dạng toán này rất khó, ngày xưa khi bằng con, ba đã phải vật lộn với nó đấy, thế mà con trai giải đợc bài này, ba vui lắm”; “Bức tranh này con phối màu đẹp lắm, mẹ sẽ lồng vào khung kính và treo trong phòng khách nhà mình”…- những lời khen ngợi như thế sẽ khiến trẻ tự tin hơn và có hứng thú phát huy khả năng của mình.
Phần thưởng là điều trẻ nào cũng mong đợi
Nhiều bậc cha mẹ “treo” phần thưởng như một cách để khuyến khích con trẻ đạt thành tích học tập cao. Đó là sai lầm. Vì trẻ sẽ chỉ cố gắng học để lấy đợc phần thưởng ấy chứ không hiểu đợc việc học tốt sẽ mang đến cho trẻ lợi ích gì.
Một phần thưởng quá lớn cũng là điều không nên. Vì vô tình cha mẹ đã tạo áp lực cho trẻ, khiến chúng cảm thấy căng thẳng với việc làm sao đạt thành tích. Nếu thất bại, trẻ dễ sa vào tâm lý tự ti, thất vọng về bản thân.
Một món quà nhỏ nhưng kịp thời cũng đủ khuyến khích trẻ. Bạn cũng cần nhớ, đã hứa với trẻ điều gì thì đừng bao giờ thất hứa.
Chia sẻ với trẻ ý nghĩa của việc học
Đôi khi trẻ cho rằng học là việc cha mẹ ép chúng. Thậm chí có trẻ nghĩ học là một cực hình, không cần thiết. Trẻ chây lười và ỳ ra khi bạn hò hét ép trẻ ngồi vào bàn học. Đừng vội nổi nóng trước thái độ đó của trẻ.
Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ để giải thích cho bé về lợi ích của việc học. Có thể trẻ sẽ không đồng tình với bạn, không nên bực mình hay cáu gắt, vì những gì bạn nói với trẻ sẽ lưu lại trong ý thức của bé, dần dà, qua thời gian và với sự trưởng thành, trẻ sẽ hiểu việc học mang lại nhiều điều bổ ích cho mình.
Bạn cũng cần dành thời gian cùng học, cùng chơi với trẻ. Việc này giúp trẻ hiểu rằng, ngay cả người lớn cũng cần phải học, và khiđó, trẻ sẽ không thấy mình bị áp đặt, học sẽ trở thành một việc rất tự nhiên.
Theo PNO