1. Quá bao bọc con cái
Chu cấp cho con, tạo những điều kiện tốt nhất cho con về vật chất và tinh thần là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng chính những lo lắng thái quá của cha mẹ dẫn đến việc bao bọc con cái. NViệc bao bọc con cái dẫn đến việc ỷ lại, lệ thuộc và kỹ năng cần thiết với chúng sẽ kém. Ví dụ khi gặp bất cứ tình huống nào trong đời sống chúng không thể tự mình giải quyết mà chỉ chờ bố mẹ giải quyết hộ.
Cha mẹ nên nhớ: khám phá cuộc sống xung quanh chính là cách để con lớn lên và tự rèn luyện bản thân mình về cả việc sinh tồn và các kỹ năng khác. Hãy đồng hành cùng con, định hướng cho con chứ không phải làm hộ con hay can thiệp quá sâu.
2. Luôn nghi ngờ con cái
Kiểm tra con để kiểm soát mọi thứ là điều cha mẹ nên làm nhưng cần có mức độ nhất đinh nếu không sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ, lo lắng và chán ghét cách thức này của bố mẹ. Dần dần có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cha mẹ và con cái khi chúng lớn lên. Niềm tin là điều mà trẻ luôn mong muốn và chờ đợi ở trẻ. Trẻ sẽ luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi nhìn thấy cuộc gọi hoặc tin nhắn của bạn. Để đối phó, chúng sẽ tìm cách nói dối bạn. Hình mẫu cha mẹ này sẽ vô hình chung áp đặt nỗi lo lắng của mình lên trẻ và kết quả là chúng sẽ trở nên thiếu tự tin vào bản thân.
3. Cực đoan, ngược đãi con cái
Là cha mẹ, bạn cần chỉ ra những sai lầm con mắc phải, nhưng ngược đãi con cái cả về mặt thể chất lẫn tinh thần có thể tạo thành vết sẹo trong tâm hồn của chúng. Bạn có thể làm tổn thương vĩnh viễn đến sự phát triển trí tuệ của con và hệ quả là sự tự trọng và tự tin cá nhân giảm sút. Những đứa trẻ này lớn lên cũng sẽ trở thành người có tính cách cực đoan và khắc nghiệt - nổi loạn hoặc bị người khác khinh thường.
Lời khuyên: Hãy học cách kiểm soát tính khí nóng nảy của bạn. Xem xét lại đâu là những lời nói và sai lầm trẻ mắc phải làm bạn tức giận và cố gắng kiềm chế sự giận dữ đó.
4. Luôn tạo áp lực cho con cái
Nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái mình là người giỏi nhất, do đó đã tạo ra áp lực rất nặng nề cho trẻ, khiến trẻ có thể dẫn đến suy nhược thần kinh và xu hướng tự tử để giải thoát sự bế tắc. Cha mẹ kiểu này thường cảm thấy khó chấp nhận được việc con cái thất bại và điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến tính cách của trẻ. Mỗi khi trẻ không đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ, chúng cũng cảm thấy mình thật vô dụng.
Lời khuyên: Bạn cần chia sẻ những cảm xúc tích cực và lạc quan với trẻ. Khuyến khích trẻ mỗi khi con gặp thất bại trong cuộc sống.
5. Cha mẹ hay so sánh
Những cha mẹ không biết chia sẻ với con cái sẽ làm cho tính cách của trẻ trở nên lệch lạc. Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ là người không có lòng tự trọng, luôn cảm thấy mình vô dụng và luôn cảm thấy hối tiếc.
Lời khuyên: Ngay cả khi bạn không hài lòng với con về điều gì đó, hãy nói chuyện một cách tích cực. Tránh tuyệt đối việc so sánh con với những đứa trẻ khác như anh chị em, bạn bè cũng như những cụm từ có thể làm tổn thương tinh thần của trẻ.
6. Cha mẹ thụ động và tiêu cực
Cha mẹ không thường xuyên tham gia vào các hoạt động của con cái hoặc quá khắc nghiệt với con sẽ biến con trẻ trở thành những người khó tính sau này. Nếu bạn không bao giờ từ chối yêu cầu của trẻ, chúng sẽ trở nên kiêu căng ngạo mạn và không thể chấp nhận được việc mắc lỗi hoặc những lời phê bình có tính xây dựng.
Lời khuyên: Hãy dành thời gian quý báu bên con càng nhiều càng tốt. Bạn hãy cùng tham gia các hoạt động giải trí cùng con như vẽ tranh, kể chuyện, đi công viên… Nếu con phạm lỗi, hãy chỉ ra điều đó một cách từ tốn và nhẹ nhàng. Không nên đầu hàng những biểu hiện của trẻ như ăn vạ, khóc lóc, cáu giận bởi chúng sẽ lặp lại hành động này.