Sự mất tập chung chú ý của trẻ ở độ tuổi 6-10 tuổi- độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào một cuộc sống với hoạt động chủ đạo là học tập, khác hẳn với trước đó có nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, trẻ không có kỷ luật, sự kiên định để làm những việc cần thiết và quan trọng mà chỉ chọn những việc thuận lợi và hấp dẫn. Trẻ cũng sẵn sàng chạy theo những việc mà chúng thích, những suy nghĩ của chúng hơn là tập trung vào việc học.
Sự mất tập trung chú ý của trẻ từ 6-10 tuổi có thể là biểu hiện của bệnh?
Thứ hai, sự chủ quan. Những cá tính, sinh lực, sáng tạo, thông minh và hành động là rất quan trọng với mỗi người, nhưng đôi khi đây lại là những cái bẫy. Với cá tính mạnh, cộng với nhịp độ nhanh của quá trình ôn thi thì ngay cả những học sinh tài giỏi nhất cũng có thể bị rơi vào cái bẫy của sự mất tập trung, từ đó giảm hiệu quả học tập. Vì thế trẻ rất dễ mất tập trung.
Thứ ba, trẻ thiếu một phương pháp làm việc có kỷ luật và được lập trình khoa học. Có nhiều người học theo ngẫu hứng và rất bừa bộn nhưng vẫn học rất giỏi và thành công. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít, vì vậy cần tập cho trẻ thói quen và kỹ năng học tập khoa học.Khi thấy con không tập trung vào việc học tập, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh uốn nắn, rèn giũa thay vì quát mắng. Bởi như vậy, tình trạng của bé sẽ không được cải thiện mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Thứ tư, sự mất tập trung có thể do trẻ mắc hội chứng tăng động- giảm chú ý:
Trẻ không tập trung chú ý trong các hoạt động học tập và vui chơi.
Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:
1 Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
2 Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
3 Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
4 Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).
5 Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
6 Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
7 Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).
8 Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
9 Thường quên làm các công việc hằng ngày.
Trẻ không chú ý vào công việc, cha mẹ đừng quát mắng con vội.
Khi thấy con không tập trung vào việc học tập, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh uốn nắn, rèn giũa thay vì quát mắng. Bởi như vậy, tình trạng của bé sẽ không được cải thiện mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Bé không tập trung là chuyện bình thường
Đa số phụ huynh đều có thắc mắc về con cái họ: Khi lên lớp các cháu chỉ tập trung nghe giảng khoảng 10 – 15 phút, sau đó quay ngang, quay ngửa, trêu đùa hoặc nói chuyện với các bạn. Khi ở nhà, các cháu vừa học vừa chơi hoạc lấy lý do đi vệ sinh, uống nước mặc cho mẹ hò hết ngồi vào bàn học. Vậy hiện tượng này có đáng lo ngại không?
Các chuyên gia cho rằng: Việc trẻ con từ 5 – 7 tuổi thiếu tập trung khi học là một hiện tượng hết sức bình thường. Bé chỉ tập trung vào những gì mà bé thích, những gì mà bé quan tâm. Nguyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn của đại não trẻ con chỉ tồn tại trong mười mấy phút.
Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, các cháu không tập trung, hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè là vì thế. Ngoài nội dung chương trình học khô khan và nặng nề, cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung trong việc học, từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, chúng ta có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.