Các trường học nên đưa trò chơi dân gian vào
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc gắn liền với các thiết bị thông minh, thời gian cha mẹ dành cho con không có nhiều và thiếu không gian vui chơi đã khiến trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành thị không biết đến các trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian có thể nói là loại hình trò chơi có tính tương tác cao và phân chia thành các nhóm:
- Loại trò chơi vận động giúp tăng cường sức khỏe, thể chất
- Loại trò chơi học tập giúp phát triển trí tuệ, khả năng biết quan sát, tính toán
- Loại trò chơi sáng tạo là tự trẻ có thể làm nên bằng các cây cối, vật dụng tự nhiên
- Loại trò chơi mô phỏng
Những hiệu quả tích cực
Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian đó chính là sự gắn kết với môi trường thiên nhiên. Chính điều này làm cho trẻ hào mình với thiên nhiên hơn, hiểu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn.
Ví dụ trò chơi "Chong chóng", "chơi sáo diều" giúp cho trẻ luyện cách khéo léo, tận dụng những que tre, giấy báo cũ để làm thành con diều chắc chắn, nhiều kiểu dáng, những chong chóng nhiều màu sắc. Chúng tận dụng được sức gió làm chong chóng quay, làm diều bay cao đầy thích thú.
Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
Chỉ với những hòn đất nhiều màu sắc, trẻ có thể rèn sự khéo tay, khả năng sáng tạo màu sắc về các con vật, hoa quả… trong cuộc sống thường ngày. Trò chơi này có tác dụng dạy trẻ các kiến thức về động thực vật nhanh chóng. Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.
Khi trẻ em ngồi quá lâu trước tivi chúng sẽ tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà không hề có tư duy. Việc lười vận động gây ra tình trạng béo phì, vẹo cột sống, cận thị… ngày càng gia tăng ở trẻ thành phố. Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.
Việc chơi các trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ yêu dân tộc, hiểu các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc mà còn cho trẻ thấm hơn các tình yêu thương, việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
Làm thế nào để các em yêu thích trò chơi dân gian?
Theo chuyên gia Phạm Hiền: việc tổ chức và đưa các trò chơi dân gian vào không hề khó, không quá tốn kém về mặt chi phí nhưng cần phải tổ chức sao cho hấp dẫn. Bản thân trò chơi dân gian rất hay và có nhiều ý nghĩa nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể hiểu hết được. Do đó, cần phải có cách dẫn dắt, tổ chức khéo léo thì trẻ mới tham gia hào hứng được.
Theo đó, các nhà trường cần tổ chức trò chơi dân gian theo độ tuổi, văn hóa vùng miền phù hợp với học sinh. Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy phải thường xuyên khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng đông càng vui.
Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê
Những điều cần lưu ý:
Các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và nhiều ý nghĩa tuy nhiên không thể đưa vào một cách tràn lan mà cần có sự chọn lọc trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh, văn hóa. Ví dụ, trò chơi leo cột mỡ mang đậm tính dân gian nhưng không phù hợp với trường học, nhất là ở cấp tiểu học. Trò chơi đánh khăng, chọi gụ không an toàn vì dễ gây chấn thương... Tốt nhất nên lựa chọn các trò chơi mang tính tập thể, có bài đồng dao khiến trẻ hào hứng. Bên cạnh đó trẻ nâng cao tính tập thể hơn, nâng cao khả năng văn học dân gian hơn.
Có thể nói kho tang trò chơi dân gian vô cùng phong phú, đa dạng cần được bảo tồn và phát huy. Trên thực tế, kho tang này mang lại cho trẻ những sự nhận thức nhanh chóng, có định hướng mà đôi khi chúng không thể có khi tiếp xúc với các trò chơi hiện đại. Không chỉ ở nhà trường mà ngay tại nhà các phụ huynh có thể áp dụng trò chơi dân gian cho con. Hãy để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất!