Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt với học sinh lớp 3. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần, tập độc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Ngoài ra phân môn tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỹ luật và óc thẩm mỹ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình”.
Dạy các chuyên đề là một trong những hoạt động thường xuyên của trường Tiểu học Khương Mai. Hoạt động này giúp cho giáo viên được phát triển chuyên môn, chia sẻ kỹ thuật và phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng trong phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" của nhà trường.Trong tiết chuyên đề, cô giáo Thu Hường cùng tổ chuyên môn khối 3 đã xác định rõ mục tiêu của phân môn tập viết hướng tới rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, trọng tâm là chữ viết hoa D và Đ. Cô giáo đã vận dụng các phương pháp pahts huy năng lực học sinh như rèn luyện kỹ năng viết là kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả; mở rộng vốn từ; phát triển tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác.
Sau tiết dự giờ, BGH và các giáo viên trong tổ đã thảo luận góp ý tiết dạy tập trung vào phân tích các hoạt động học của học sinh, tìm ra các giải pháp phù hợp giúp học sinh lớp 3 thực hành đạt kết quả cao trong tiết học môn Tập viết. Cuối cùng, cô Vũ Thị Thu Hạnh - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối 1,2,3 của nhà trường đã thống nhất lại các phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức dạy học và các giải pháp để thực hiện trong tiết dạy và trong môn Tập viết đạt kết quả cao. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn đã được học tập thêm các phương pháp và kỹ thuật dạy học áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả, nhằm phát huy năng lực học sinh.