Ngày 3 tháng 10 năm 2012, tập thể giáo viên khối 4 đã xây dựng thành công tiết chuyên đề môn Địa lý qua bài “ Một số HĐSX của người dân ở Hoàng Liên Sơn’’. Cô giáo Lưu Phương Lan đã được tập thể tín nhiệm phân công thực hiện chuyên đề này . Đây là một trong những hoạt động chuyên môn được Khối 4 nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch chuyên đề đã được thống nhất xây dựng từ đầu năm .Tiết chuyên đề được đánh giá là một thành công với 02 mục tiêu:
+ Rèn kỹ năng ghi vở cho học sinh
+ Lồng ghép giáo dục về môi trường
Để có được tiết chuyên đề có hiệu quả như thế là công sức của cả tập thể. Từ việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, tổ chức các hình thức hoạt động tương ứng cho từng hoạt động . Giáo viên được phân công thực hiện chuyên đề phải chủ động xây dựng kế hoach dạy học , trình bày kế hoạch đó trong buổi sinh hoạt chuyên môn để cả tổ cùng góp ý .
Cụ thể: tiết chuyên đề Địa lí Tuần 5 nhưng được phân công chuẩn bị từ buổi SHCM của Tuần 1+2, đến buổi SHCM của Tuần 3+4 cả tổ sẽ thống nhất chung, sau chuyên đề có rút kinh nghiệm , các GV còn lại minh họa lại theo chuyên đề tại lớp do mình phụ trách.
Sự thành công của tiết dạy đợc thể hiện ở chỗ :
- GV có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận nhiệm vụ được phân công . Từ việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình ảnh, cập nhật thông tin, số liệu, thiết kế các Slide để trình chiếu trên máy đều thể hiện sự đầu tư công phu.
- Giáo viên xác định rõ mục tiêu cần đạt nên tổ chức các hoạt động với các hình thức hợp lí.
+ Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc
Ở HĐ này HS biết được các loại cây trồng có ở Hoàng Liên Sơn và đặc biệt các em thấy đợc người dân ở HLS đã khắc phục được yếu điểm về địa hình, họ biết làm ruộng bậc thang trên đất dốc để trồng lúa. Việc lồng ghép giáo dục về môi trường được gợi mở qua việc học sinh quan sát cảnh đốt phá rừng làm nương rẫy có thể làm đất bị xói mòn, biến đổi khí hậu …
+ Hoạt động 2: Làm hàng thủ công truyền thống
Ở hoạt động này HS vô cùng thích thú xen lẫn cảm phục bàn tay khéo léo của người dân ở Hoàng Liên Sơn khi được xem những mặt hàng thổ cẩm tinh xảo, những vật dụng bằng mây tre đan đẹp mắt, những công cụ sản xuất đợc bàn tay thô mộc của người dân rèn đúc nên . GV đã khéo léo khơi dạy ý thức giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của từng vùng miền nói riêng, của đất nước nói chung.
+ Hoạt động 3 : Khai thác khoáng sản
Học sinh thấy rõ được lợi thế của việc khai thác khoáng sản, lâm sản giúp kinh tế ở HLS đợc phát triển. Nhưng GV cũng kịp thời đa ra một số hình ảnh về sự khai thác gây tàn phá môi trường để sau tiết học, mỗi một HS sẽ là người chuyển tải thông điệp : Hãy khai thác một cách thông minh!
Điều mấu chốt của mỗi chuyên đề người tổ chức phải xác định rõ : chuyên đề tổ chức nhằm mục đích gì ? Vì sao phải tổ chức chuyên đề đó ?
+ Chúng tôi xây dựng mục tiêu 1: Rèn kỹ năng ghi vở vì:
HS lớp 4 bắt đầu phải làm quen với cách tự học , tự ghi chép.
Có 02 GV mới nên cần có sự thống nhất chung trong cách tổ chức dạy học.
+ Mục tiêu 2: Lồng ghép giáo dục môi trường được đa vào chuyên đề vì đây là nội dung thiết thực cần sự chung tay của tất cả mọi người, việc lồng ghép có thể tiến hành ở bất kì môn học, bài học nào nếu xét thấy phù hợp.
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân sau tiết chuyên đề. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp.