Qua các hoạt động thực hành nặn tò he, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ quan sát, lên ý tưởng, thực hiện và đánh giá kết quả. Đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa nhằm tìm hiểu và phát huy văn hóa nặn tò he dân gian.
Cô trò thực hiện các bước nặn tò he theo hướng dẫn
Tổ chức nặn tò he theo các nhóm
Háo hức theo dõi và thực hiện nặn tò he
Thỏa sức sáng tạo...
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo với những nét truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, ngoài việc là một món đồ chơi, tò he còn có giá trị khoa học trong việc giải trí và rèn luyện con mắt thẩm mỹ cho trẻ em. Ngôn ngữ hình khối và màu sắc trong Tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu, có ích cho việc phát triển trí nhớ. Tò he được ví giản dị như những câu ca dao, là tinh hoa của trí tuệ nhân gian nhiều đời truyền lại, là món ăn tinh thần gần gũi với người Việt Nam. Và trò chơi trí tuệ giàu tính nghệ thuật và truyền thống này đã được cô trò lớp 2 gìn giữ và phát huy qua tiết dạy Hoạt động trải nghiệm qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân làm tò he.
Bên cạnh hoạt động nặn tò he, GVCN cũng đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm khác như tham gia phần thi trả lời câu hỏi chủ đề về Trung thu để nhận quà, làm đèn lồng giấy, tham gia phá cỗ trung thu...
Các hoạt động giữ gìn giá trị truyền thống chào đón Trung thu năm 2020 !