Tham dự buổi SHCM theo hướng Nghiên cứu bài học có có cô giáo Lê Thị Thu Hằng - Phó trưởng phòng GD&ĐT Quận Thanh Xuân, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng cùng giáo viên cốt cán của các trường Tiểu học trên địa bàn Quận. Đặc biệt là sự chuẩn bị chu đáo đón tiếp của BGH, Công đoàn, Chi đoàn giáo viên và giáo viên tổ khối 5 tổ chức thực hiện tiết chuyên đề này.
Trong quá trình dự giờ, các đồng chí cán bộ, giáo viên đã quan sát, ghi chép về việc tổ chức SHCM theo hướng Nghiên cứu bài học của các đồng chí giáo viên khối 5, cũng như nghiên cứu đối tượng học sinh về thái độ, hành vi, hoạt động học của học sinh và cả những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập khi áp dụng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực. Buổi SHCM đã đề cấp tới sự phối kết hợp gữa các phương pháp dạy học tích cực như: thảo luận nhóm, nêu vấn đề, dạy học tình huống, các tình huống dạy học gần gũi diễn ra trong thực tiễn cuộc sống và ứng dụng tốt CNTT, ĐDDH trong dạy học và giáo dục Tiểu học. Buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên khối 5 đã diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện, các giáo viên trong tổ cùng nhau phân tích những mặt tích cực và hạn chế về việc học của học sinh đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Buổi SHCM theo nghiên cứu bài học giúp các giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới PPDH, KTĐG theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của HS làm trung tâm ; tăng thêm tình đoàn kết giữa các giảng viên trong tổ khối. Từ đó, các giáo viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Chuẩn kiến thức – kĩ năng; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn, cần phải có một tổ chức chặt chẽ đó chính là tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai và thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường, là nơi tốt nhất để người thầy rèn luyện nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, đồng thời tổ chuyên môn cũng chính là nơi quản lí theo dõi sát nhất chất lượng học tập của học sinh. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng, và SHCM theo hướng nghiên cứu bài học đã đáp ứng được yêu cầu đó. Qua SHCM theo hướng nghiên cứu bài học sẽ tạo cơ hội cho giáo viên được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học, qua đó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triển khả năng sáng tạo... Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh. Chính vì những lý do trên mà tổ khối 5 trường Tiểu học Khương Mai đã chọn chuyên đề: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” coi đây là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Qua chuyên đề, dưới sự điều hành của đ/c Lê Thị Thu Hằng - Phó phòng GD&ĐT, các đồng chí đã tập trung trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu phù hợp, việc vận dụng kiến thức, đảm bảo tính chủ động sáng tạo. Các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ khối 5 đã gắn kiến thức mới, tạo những tình huống nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học, tiếp đến với các hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Qua trao đổi thảo luận, với những kinh nghiệm thực tế và bằng tâm huyết trong nghề, các thầy cô giáo các trường đã mạnh dạn trao đổi những khó khăn khi tổ chức SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học tại cơ sở, việc áp dụng chương trình phổ thông mới vào dạy học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạy và học. Đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị những khó khăn vướng mắc để lãnh đạo Phòng GD giải đáp, đưa ra những định hướng thống nhất. Trong thời gian thảo luận Ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến, giải pháp có chất lượng của các thầy cô tham dự như các đại diện đến từ các trường Tiểu họctrên địa bàn Quận. Kết thúc buổi thảo luận rút kinh nghiệm, cán bộ, gáo viên các trường cũng đã nhất trí cao với những các bước tiến hành SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, thống nhất các giải pháp tổ chức SHCM phù hợp với điều kiện của từng trường.
Qua chuyên đề, dưới sự điều hành của đ/c Lê Thị Thu Hằng - Phó phòng GD&ĐT, các đồng chí đã tập trung trao đổi những vấn đề liên quan đến việc tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu phù hợp, việc vận dụng kiến thức, đảm bảo tính chủ động sáng tạo. Các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ khối 5 đã gắn kiến thức mới, tạo những tình huống nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học, tiếp đến với các hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Qua trao đổi thảo luận, với những kinh nghiệm thực tế và bằng tâm huyết trong nghề, các thầy cô giáo các trường đã mạnh dạn trao đổi những khó khăn khi tổ chức SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học tại cơ sở, việc áp dụng chương trình phổ thông mới vào dạy học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạy và học. Đồng thời cũng đề xuất, kiến nghị những khó khăn vướng mắc để lãnh đạo Phòng GD giải đáp, đưa ra những định hướng thống nhất. Trong thời gian thảo luận Ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến, giải pháp có chất lượng của các thầy cô tham dự như các đại diện đến từ các trường Tiểu học trên địa bàn Quận. Kết thúc buổi thảo luận rút kinh nghiệm, cán bộ, gáo viên các trường cũng đã nhất trí cao với những các bước tiến hành SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, thống nhất các giải pháp tổ chức SHCM phù hợp với điều kiện của từng trường.